Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 14 tháng 2 năm 2016 | 6:39

Hà Nam: Nô nức xem "vua" cày ruộng đầu năm

Sáng ngày 14/2 (tức mồng 7) tết Bính Thân, tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam đã diễn ra Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn năm 2016. Lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích người dân chăm lo nông nghiệp, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Đây là năm thứ 8 Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được khôi phục lại. Lễ hội diễn ra trong các ngày từ 12 đến 14/2 (tức các ngày 5, 6, 7 tháng Giêng năm Bính Thân 2016) bao gồm phần lễ và phần hội.

Khu lễ hội Tịch Điền trước giờ khai mạc

Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng các cán bộ, ngành về tham dự lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2016

Thời xưa, vua Lê Đại Hành là vị vua khởi xướng việc cầm cày xuống ruộng trong lễ hạ điền đầu năm. Từ đó, lễ được coi như Quốc lễ bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp

Chú trâu được vẽ hình đứng đợi bên ngoài

Từ đó lễ hội Tịch điền được các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn thực hiện một cách thành kính, trang trọng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội Tịch điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.

Ngày nay, lễ hội Tịch điền vẫn giữ nguyên các nghi lễ truyền thống và các trò chơi dân gian như: đánh đu, vẽ trâu, … Nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của cư dân địa phương cũng được trưng bày nhằm quảng bá nét văn hóa độc đáo của địa phương

Có mặt tại lễ hội Tịch điền từ sớm, theo ghi nhận của PV, hàng nghìn người dân trong tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận cũng gác lại công việc hàng ngày để đi xem hội Tịch điền.

Người dân và du khách chen nhau đi xem hội

Trong ngày mùng 7 tháng giêng, tức ngày 14 tháng 2 năm Bính Thân là các nghi thức: Rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng Làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày vào năm 987 nhằm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Sau đó là lễ bái yết Thần nông cầu một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.

Màn múa trống khai hội của đội trống nữ Đọi Sơn

Tiếp đó là màn đánh trống khai hội của đội trống nữ Đọi Tam là màn múa rồng. Tiếp đến lão nông được tái hiện lại hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi vua cày xong các vị lãnh đạo bộ, ngành trung ương, địa phương cày theo.

Trong những  năm trở lại đây, tỉnh Hà Nam đã phục dựng thành công, tái hiện lại truyền thống "Dĩ nông vi bản" để khuyến khích nông nghiệp, tổ chức các nghi thức trang trọng của Lễ hội với quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.

Năm 2016 là năm thứ 8, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tái hiện tại nơi mà cách đây hơn 1000 năm, vua Lê Đại Hành thực hiện lễ Tịch điền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Sau đây là một số hình ảnh PV ghi lại:

Trỏ chơi dân gian

Đoàn rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống làm lễ

Đoàn múa rồng theo nhịp trống bước vào

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành

Cụ Đinh Trọng Tế (SN 1929 ở thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) vinh dự được “vào vai” nhà vua Lê Đại Hành.

 Vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày 3 sá khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp

Theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc

Những hạt giống được gieo xuống mang theo mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Trung Hiếu

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top