Hà Nội: Dự kiến xây hồ nhân tạo để chống ngập nước trong mùa mưa
Với kinh phí khoảng 25 tỷ đồng cho một hồ nhân tạo có dung tích 2.000m3 nước, Hà Nội dự kiến xây dựng tại 4 vị trí ngập cơ hữu trong nội thành để giải quyết tình trạng úng ngập trong mùa mưa năm 2018.
Hà Nội còn 15 điểm úng ngập trong mùa mưa năm nay
Thực tế trong những năm qua, khi Hà Nội có lượng mưa từ 50mm – 100mm trong thời gian khoảng 2h đồng hồ, trên các tuyến phố chính của nội thành Hà Nội tồn tại 18 điểm úng ngập cục bộ, năm 2017. Thành phố đã xử lý triệt để 3 điểm úng ngập tồn tại nhiều năm như ngã ba Phan Đình Giót – Quang Trung; đường Yên Nghĩa; đường Cổ Linh (Long Biên). Hiện nay, trên địa bàn Thành phố chỉ còn lại 15 điểm úng ngập.
Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, ông Võ Tiến Hùng, nguyên nhân ngập úng cục bộ tại các điểm trong nội thành Hà Nội là do bê tông hóa hè phố, do vậy khả năng tiêu thoát nước tự nhiên giảm, tình trạng tập kết rác tại các rãnh vỉa hè, miệng ga cũng gây ra tình trạng trên. Vì vậy, khi mưa, rác và túi nilon sẽ theo dòng chảy trôi nhanh chỗ trũng và làm giảm khả năng tiêu thoát nước. Cùng với đó, một số hộ dân sử dụng các tấm tôn, gỗ… bịt miệng ga, khi mưa các vật cản này không được tháo dỡ kịp thời gây úng ngập.
Để giải quyết được tình trạng úng ngập còn lại, Thành phố đang triển khai các dự án tiêu thoát nước tại 05 điểm: Trên đường Giải phóng; Phan Văn Trường; ngã 5 Đương Thành; Đội Cấn, phố Hoa Bằng, các điểm này dự kiến sẽ được hoàn thành rong năm 2018, ông Hùng cho biết.
Ngoài ra, Công ty còn chủ động đẩy mạnh công tác duy tu, duy trì hệ thống, xây dựng kế hoạch nạo vét chi tiết cho từng tuyến, lưu vực, để đảm bảo mùa mưa bão các trục tiêu thoát nước chính không bị tắc nghẽn. Nạo vét các hồ điều hòa nhằm nâng cao khả năng điều tiết nước.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội còn cho biết thêm, phát huy hiệu quả năm 2017, ngay từ đầu năm 2018, Công ty tiếp tục nâng cấp đưa Trung tâm giám sát, vận hành hệ thống thoát nước hoạt động ổn định hơn.
Trong đó chức năng chính của Trung tâm là dự báo, giảm sát diễn biến mưa, lượng mưa, mực nước, giám sát tình hình hoạt động của các trạm bơm, sát diễn biến mưa, lượng mưa, mực nước, giám sát tình hình hoạt động của các trạm bơm, đập điều tiết trên hệ thống thoát nước.
Phạm vi giám sát của Trung tâm được phủ kín toàn địa bàn Hà Nội với 41 trạm đo mưa, 30 trạm đo nước tự động. Các thông số của Trung tâm được liên kết với Cổng Thông tin điện tử thành phố Hà Nội và của Công ty để người dân có thể truy cập, nắm bắt diễn biến tình hình các trận mưa, điểm úng ngập trên địa bàn.
Đặc biệt, từ đầu tháng 4/2018, Công ty đã đưa vào triển khai vận hành thử nghiệm ứng dụng HSDC Maps với các chức năng: Cảnh báo ngập lụt, gợi ý chỉ đường, thông tin mực nước, lượng mưa, hình ảnh camera của điểm ngập, tương tác với người dân qua chức năng gửi thông tin sự cố...
Hiện, ứng dụng được cung cấp miễn phí cho người dân bằng cách truy cập vào kho ứng dụng của Appstore trên điện thoại sử dụng hệ điều hành IOS. Ngoài ra, tiếp tục nghiên cứu và cung cấp miễn phí cho người sử dụng phiên bản thử nghiệm trên hệ điều hành Android.
Thành phố sẽ xây dựng hồ nhân tạo để tiêu thoát nước
Theo Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội Võ Tiến Hùng, tốc độ phát triển các khu đô thị rất nhanh nhưng kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ. Hiện nay, các khu đô thị trong nội thành đã hoàn chỉnh việc kết nối ra hệ thống hạ tầng kỹ thuật thoát nước xung quanh, đặc biệt có nhiều khu đô thị thoát nước ra phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi, điều tiết tưới tiêu nên bị úng ngập do một số khu đô thị chưa đáp ứng tốt hệ thống máy bơm đẩy nước ra. Đặc biệt, khu vực Tây Nam thành phố thoát nước hoàn toàn phụ thuộc vào sông Nhuệ tự chảy. Phải chờ đến khi Trạm bơm Yên Nghĩa tháng 8 tới đây hoàn thành tình hình mới được cảỉ thiện.
Ông Hùng cho biết, việc xây dựng hồ điều hòa điều tiết chứa nước thải chống úng ngập là tất yếu: “Tại các điểm úng ngập cố hữu chúng tôi nghiên cứu giải quyết bằng đào hồ ngầm nhân tạo khi mưa đưa nước vào các bể chứa nhân tạo điều tiết thải nước bằng bơm tự động, sau đó lượng này sẽ dùng tưới cây hoặc cứu hỏa. Việc đặt hầm nhân tạo khẳng định rất khả thi, sử dụng công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ hiệu quả mà không có biện pháp nào khác giải quyết được vì quanh các điểm này vướng nhiều công trình. Chúng tôi hiện đang đề xuất thành phố, với việc khí hậu, thời tiết có xu hướng cực đoan thường gây mưa lớn trong thời gian ngắn, việc xây dựng hồ điều hòa là tất yếu”.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.