Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, đến nay, 100% làng nghề trên địa bàn TP đều có cam kết và phương án bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, kết quả mang lại vẫn cho thấy nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Tồn tại 33 làng nghề ô nhiễm nước ở mức độ nghiêm trọng
Qua điều tra, khảo sát thực tế, lấy mẫu phân tích các thông số quan trắc để đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm, Sở NN&PTNT Hà Nội xác định toàn TP hiện vẫn còn 33 làng nghề ô nhiễm nước nghiêm trọng, 19 làng nghề ô nhiễm. Đối với môi trường không khí, có 1 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng và 4 làng nghề bị ô nhiễm.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, trong số 19 tiêu chí nông thôn mới, tiêu chí số 17 (môi trường và an toàn thực phẩm) là tiêu chí khó, cần nhiều nguồn lực và biện pháp chỉ đạo. Đối với bài toán ô nhiễm môi trường làng nghề, thực tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.
Một trong những khó khăn hiện nay đối với bảo vệ môi trường làng nghề, theo ông Tường là các hộ sản xuất nằm trong khu dân cư có diện tích chật hẹp, hoạt động không thường xuyên, có tính chất thời vụ.
Do đó, chưa quan tâm đến vấn đề xử lý môi trường. Việc di dời các hộ sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư cũng gặp nhiều khó khăn do các hộ dân thiếu kinh phí để thuê nhà xưởng tại các cụm, điểm công nghiệp làng nghề…
Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, để giải quyết bài toán môi trường làng nghề, tiến tới các cần quy hoạch, tổ chức, phân bố lại sản xuất bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại hình sản xuất. Tiếp tục huy động đầu tư từ nguồn xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề…
Cùng với đó, công tác truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn ở các cấp huyện, xã cần được chú trọng, tiến hành thường xuyên; hình thức thông tin tuyên truyền cũng cần đa dạng hơn. Đặc biệt, các sở ngành, địa phương có làng nghề cần nghiên cứu, thực hiện chế tài xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề để tạo sức răn đe…
Ninh Sở: Dân than “khổ” vì ô nhiễm
Người dân ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín đang phải sống chung với tình trạng ô nhiễm khí thải, khói độc hại khá nghiêm trọng từ 1 bên là ống xả thải của nhà máy đốt quặng, 1 bên là bãi rác đốt. Đáng quan tâm, dù người dân đã nhiều lần phản ánh đến cơ quan chức năng nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Theo đó, tình trạng đốt rác thải diễn ra gần như thường xuyên tại đây, khiến khói mịt mờ bốc lên, mùi xú uế lan toả, tình trạng ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.
Một người dân sống gần khu vực này cho biết, nhiều hộ dân Ninh Sở, cũng như trường mầm non gần khu vực ô nhiễm đều phải chịu cảnh môi trường độc hại cả ngày lẫn đêm từ các đám khói mịt mù nói trên. Vài năm nay, nhiều khi về nhà thường phải đóng cửa im ỉm, lúc ăn lúc ngủ đều rất khổ vì các mùi khó chịu theo chiều gió bay thẳng vào nhà.
Người dân đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền xã và huyện Thường Tín nhưng đến nay tình trạng trên vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.
Thực tế, đã vài lần chúng tôi tìm đến doanh nghiệp quặng nói trên (vào ban ngày) để tìm hiểu việc xả thải gây ô nhiễm, nhưng cơ sở này luôn trong tình trạng cổng kín then cài và bên trong cũng không thấy bóng nhân viên. Đành quay ra, đi vài trăm mét, chúng tôi đên khu tập kết rác Ninh Sở.
Làm việc với chúng tôi, ông Đỗ Cao Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Sở, thừa nhận thực trạng do người dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm tại địa bàn.
Tuy nhiên, theo ông Mạnh, cho biết bãi rác Ninh Sở xưa kia thuộc thôn Bằng Sở, nay là nơi tập kết rác sinh hoạt của xã. Tình trạng quá tải, một phần cũng do rác thải rắn, công nghiệp từ cụm làng nghề đổ trộm ra đây, dẫn đến việc thu gom, chu chuyển nhiều lúc quá tải, tình trạng ùn ứ và đốt rác có diễn ra.
Hiện nay, địa phương chưa có quĩ đất để dì dời bãi rác ra chỗ hợp lý hơn. Bởi vậy, bên cạnh việc đã xây tường bao quanh khu rác, thời gian tới xã sẽ cố gắng lắp barie và bố trí camera theo rõi sát sao….
Về vấn đề xả thải của doanh nghiệp đất hiếm (quặng) nằm trong cụm làng nghề Ninh Sở, ông Mạnh cho rằng, trước đây, cụm làng nghề này do xã quản lý, sau 2015, thuộc Ban quản lý dự án của huyện quản lý.
Xã cũng đã nhận được phản ánh của người dân về vấn đề doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm và đã đề xuất lên huyện. Sau đó, các ban ngành chức năng, gồm cả phòng tài nguyên MT, công an…. đã về đây xác minh, điều tra vấn đề này.
Và từ đó đến nay, việc xác minh đã hơn 8 tháng, xã vẫn chưa nhận được bất cứ thông báo hay kết luận nào của huyện về việc xử lý đối với doanh nghiệp xả thải nói trên.
Bắc Ninh: ô nhiễm môi trường kinh khủng tại làng nghề Phú Lâm?
Cụm công nghiệp Phú Lâm nằm cách trung tâm huyện Tiên Du (Bắc Ninh) khoảng chừng hơn 3km. Khoảng 20 năm trước, nơi đây chỉ là làng nghề tự phát. Sau đó, tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du đã quy hoạch thành cụm công nghiệp Phú Lâm với khoảng gần 30 doanh nghiệp sản xuất giấy thành phẩm các loại.
Đường giao thông ngập ngụa nước thải đặc quánh như bùn đen, hôi nồng nặc. Cả một hàng cây chết đứng trên bờ, dưới ao nổi đầy một lớp váng thải... Đó là những hình ảnh minh chứng rõ nét về "thảm họa" ô nhiễm môi trường tại cụm công nghiệp Phú Lâm (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
Ông Ngô Lương Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lâm cho biết, mỗi ngày một doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Phú Lâm trung bình sản xuất ra chừng 50-70 tấn giấy hàng hóa. Các doanh nghiệp đóng thuế cho ngân sách Nhà nước khoảng 6-7 tỷ đồng. Thế nhưng, trái ngược với những đóng góp về kinh tế, môi trường nơi đây đã bị hủy hoại và đánh đổi một cách không thương tiếc.
Qua kiểm tra, UBND xã Phú Lâm đã phát hiện các công ty sản xuất giấy tại cụm công nghiệp Phú Lâm để nước thải tràn ra đường giao thông trong cụm công nghiệp và chảy xuống hệ thống kênh tiêu T2 gần khu vực Trạm bơm Phú Lâm 2.
Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ông Nguyễn Đại Đồng - Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (Bắc Ninh) cho biết, nguồn gây ô nhiễm sông Ngũ Huyện Khê có các nhà máy sản xuất giấy ở phường Phong Khê (thành phố Bắc Ninh) và cụm công nghiệp Phú Lâm (huyện Tiên Du).
Tại cụm công nghiệp Phú Lâm có khoảng 30 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động sản xuất, tái chế giấy các loại với tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 4.000m3/ngày đêm. Do chưa có hệ thống nước tải tập trung nên xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường đối với khu vực xung quanh.
Ông Đồng thừa nhận cụm công nghiệp Phú Lâm cũng đóng góp một lượng nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu. Với quan điểm chỉ đạo của tỉnh, các sở ban ngành liên quan, UBND huyện Tiên Du đã thực hiện nhiều giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Ngũ Huyện Khê.
Cụ thể, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Tiên Du đã tháo dỡ toàn bộ các đường ống của các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài cụm công nghiệp Phú Lâm có hành vi xả thải ra hệ thống thủy nông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, kiểm tra phát hiện 9 doanh nghiệp với 12 hệ thống máy bơm và đường ống khai thác nước mặt trên sông Ngũ Huyện Khê và công trình thủy lợi không có giấy phép khai thác và tổ chức tháo dỡ 12 hệ thống máy bơm và đường ống của các doanh nghiệp và 2 ống bơm xả thải ra sông Ngũ Huyện Khê.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND huyện Tiên Du đã chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND xã Phú Lâm tập trung tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để thực hiện ngay việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thài đạt tiêu chuẩn, hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép khai thác nguồn nước mặt, nước dưới đất và giấy phép xả thải ra môi trường theo quy định.
Đối với các doanh nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh hoạt động chưa hết công suất có thể hỗ trợ xử lý nước thải cho các doanh nghiệp đang trong thời gian triển khai xây dựng. Các doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải đảm bảo theo quy định.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.