Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân, chủ các cơ sở kinh doanh, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị... các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC mùa nắng nóng.
Cần lắp đặt các thiết bị điện có tính an toàn cao
Do thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ môi trường ở mức cao, nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện của người dân để làm mát, làm lạnh và phục vụ việc sản xuất, kinh doanh tăng cao. Cùng với đó là sự bất cẩn của các tập thể, người dân trong quá trình sử dụng các thiết bị điện dẫn đến xảy ra các sự cố quá tải, chập điện và sự bất cẩn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong quá trình sinh hoạt, đun nấu, thắp hương, thờ cúng khiến nguy cơ cháy, nổ tăng cao.
Để đảm bảo an toàn PCCC trong mùa nắng nóng, đặc biệt là tại các địa điểm tập trung đông người, các cơ sở kinh doanh sản xuất, nhà ở hộ gia đình kết hợp kinh doanh sản xuất…, CATP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục tham mưu cho chính quyền cơ sở triển khai tăng cường công tác PCCC mùa nắng nóng…
Cụ thể, người dân khi lắp đặt hệ thống điện, các thiết bị tiêu thụ và bảo vệ điện phải tính toán, thiết kế theo đúng quy định về an toàn điện và PCCC. Không được dùng nhiều thiết bị tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn và không dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ cho các thiết bị điện có công suất lớn để tránh trường hợp quá tải gây cháy, nổ.
Phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ điện có mức độ an toàn cao tự động ngắt điện chống quá tải, chập cháy cho đường dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị điện có công suất lớn. Không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong một ổ cắm, không cắm dây dẫn điện trực tiếp trên ổ cắm; không được dùng đinh, dây thép để buộc giữ dây điện, không luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu móc điện tùy tiện, để hở các mối nối dây điện.
Không nên dùng dây điện trần để dẫn điện, nên dùng dây dẫn điện đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, phải luồn dây điện trong những ống luồn chuyên dụng có khả năng chống cháy cao. Không đi dây dẫn điện qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy. Khi sử dụng các thiết bị như bàn là, bếp điện, các thiết bị điện có gia nhiệt phải có người trông coi. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị bệnh tâm thần... sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.
Không để các chất dễ cháy, như mút xốp, giấy, bông, vải, sợi... gần các thiết bị dụng cụ điện, trước khi ra khỏi phòng phải đóng ngắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết và tắt hết các nguồn lửa, nguồn nhiệt.
Thường xuyên và định kỳ kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, các thiết bị điện; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các nguy cơ, dấu hiệu mất an toàn về PCCC do điện và kịp thời khắc phục nhằm hạn chế các nguy cơ cháy, nổ. Không sử dụng vật liệu là chất dễ cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn. Cửa đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định. Các khu vực có công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các bộ phận ngăn cháy phù hợp theo quy định…
Đặc biệt, các tập thể, đơn vị cần xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất. Khi cháy xảy ra phải bình tĩnh xử lý, hô hoán báo động cho tất cả mọi người biết, mau chóng tìm lối thoát nạn an toàn và ra khỏi khu vực nguy hiểm. Khi phải thoát nạn qua khu vực có khói, lửa hãy dùng mặt nạ phòng độc, khăn mềm thấm nước để che kín mũi, miệng, cơ thể; cúi thấp người tránh ngạt khói, tuyệt đối không núp trong phòng vệ sinh, góc khuất, đường cụt...; đồng thời gọi điện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn theo số máy 114.
Tăngc ường kiểm tra an toàn PCCC đối với 100% cơ sở sản xuất gỗ, sản phẩm cao su
Bên cạnh việc khuyến cáo người dân, Công an Hà Nội đang triển khai kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ và sản phẩm cao su trên toàn địa bàn thành phố.
Theo đó. kế hoạch tổng kiểm tra nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố trong công tác PCCC và CNCH, phát huy sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị, tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, người đứng đầu cơ sở trong công tác PCCC và CNCH tại các cơ sở trên địa bàn thành phố, nhất là cơ sở sản xuất, chế biến gỗ và các cơ sở sản xuất sản phẩm cao su.
Đồng thời, qua kiểm tra đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm cao su trên địa bàn. Kịp thời phát hiện hướng dẫn và xử lý 100% các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định.
Theo lãnh đạo CATP Hà Nội, căn cứ kết quả kiểm tra, sẽ chủ động phát hiện những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước về PCCC để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, tham mưu các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCC và CNCH trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, các đơn vị sẽ bắt đầu triển khai công tác rà soát, tổng kiểm tra từ ngày 25/6 đến hết ngày 15/12, đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ và các cơ sở sản xuất sản phẩm cao su thuộc danh mục quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và khu dân cư.
Nội dung kiểm tra đi sâu vào việc thực hiện trách nhiệm PCCC và CNCH của người đứng đầu cơ sở. Kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC và CNCH đối với cơ sở, tập trung kiểm tra hồ sơ; đường giao thông dành cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC và các nguồn nước chữa cháy. Duy trì mặt bằng, công năng sử dụng, giải pháp thoát nạn, trang bị và duy trì hoạt động của hệ thống thiết bị, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa sinh nhiệt...
Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy cơ cháy nổ.
Công an Đan Phượng “mạnh tay” xử lý vi phạm PCCC
Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho biết: Để giảm thiểu số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, ngay từ đầu năm 2022, UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện, Công ty điện lực, ban chỉ huy quân sự huyện và 16 xã, thị trấn thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, trao đổi thông tin liên quan đến công tác PCCC ở các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Cùng với đó, chỉ đạo Công an huyện tăng cường kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại các làng nghề đầu tư, bổ sung trang thiết bị PCCC, lắp đặt hệ thống PCCC, mở lớp tập huấn nghiệp vụ, phổ biến kiến thức PCCC cho người lao động. Đồng thời, Công an huyện cương quyết xử phạt 19 cơ sở vi phạm lỗi PCCC. Thậm chí, còn đình chỉ hoạt động sản xuất 10 cơ sở, doanh nghiệp.
Thiếu tá Trần Văn Nam - Đội phó Đội Cảnh sát PCCC&CNCH (CA huyện Đan Phượng) chia sẻ: Từ sự cương quyết trong việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đã giúp số vụ cháy, nổ lớn và số vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn từ đầu năm 2022 đến nay không xảy ra bất kỳ vụ nào mà chỉ xảy ra 12 vụ cháy nhỏ, thiệt hại tài sản khoảng 100 triệu đồng.
Qua tìm hiểu, trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện có 5.441 cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC, trong đó có 505 cơ sở thuộc danh mục các cơ sở do Công an huyện quản lý và 4.936 cơ sở thuộc danh mục do UBND cấp xã, thị trấn quản lý đã được các cơ quan, đơn vị bàn giao theo quy định và thẩm quyền, đây là con số không nhỏ đối với huyện có 16 xã, thị trấn.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.