Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 1 năm 2018 | 5:33

Hà Nội: Kiểm điểm 57 tập thể và 116 cá nhân do thiếu trách nhiệm, dẫn đến sai phạm

Qua thanh tra, Hà Nội phát hiện sai phạm hơn 35 tỷ đồng và 18ha đất, đã kết luận kiến nghị thu hồi, xử lý hơn hơn 32 tỷ đồng và 1,76ha đất; kiểm điểm trách nhiệm 57 tập thể và 116 cá nhân do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 2 vụ việc.

70% đơn, thư khiếu nại, tố cáo của người dân có liên quan đất đai

Theo báo cáo của Thanh tra TP Hà Nội, năm 2017, các cơ quan hành chính của thành phố đã triển khai 312 cuộc thanh tra, trong đó đã ra kết luận với 212 cuộc. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm hơn 35 tỷ đồng và 18ha đất, đã kết luận kiến nghị thu hồi, xử lý hơn hơn 32 tỷ đồng và 1,76ha đất; kiểm điểm trách nhiệm 57 tập thể và 116 cá nhân do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 2 vụ việc.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung trao tặng cờ xuất sắc cho từng đơn vị. ảnh (dangcongsan.vn)

Trong đó, Thanh tra TP Hà Nội đã tổ chức cuộc thanh tra khẩn trương, kịp thời liên quan đến đất Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức một cách toàn diện, đúng pháp luật, kết luận chính xác, khách quan, đúng quy định... Ngoài ra, Thanh tra TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các ngành nội chính để không trùng lắp, chồng chéo giữa các đơn vị, tránh phiền hà cho doanh nghiệp.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ghi nhận, đánh giá cao những kết quả Thanh tra thành phố đạt được, đồng thời khẳng định, kết quả thành phố Hà Nội đạt được trong năm 2017 có sự đóng góp tích cực của ngành Thanh tra.

Nhấn mạnh đến nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, công tác thanh tra nếu thực hiện chậm, không kịp thời sẽ gây bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, lực lượng thanh tra từ thành phố tới quận, huyện phải phối hợp chặt chẽ với ngành Nội chính nắm rõ bức xúc của nhân dân, làm tốt công tác dự báo để từ đó đề xuất các cuộc thanh tra đột xuất.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, 70% đơn, thư khiếu nại, tố cáo của người dân có liên quan đất đai, vì vậy Thanh tra TP phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để kịp thời xem xét, giải quyết. Đồng thời, hằng tháng, hằng quý phải báo cáo khắc phục toàn bộ tồn tại, yếu kém mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra; tiếp tục phối hợp Thanh tra Chính phủ và các đơn vị liên quan thống kê các vụ tồn đọng kéo dài để phấn đấu giải quyết trong năm nay.

Tăng cường quản lý an toàn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và hóa chất nguy hại

Dự án quản lý an toàn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và hóa chất nguy hại tại Việt Nam do Bộ TN&MT làm cơ quan chủ quản; Tổng Cục Môi trường là đơn vị chủ Dự án; Cục Hóa Chất của Bộ Công thương là đơn vị đồng thực hiện. Dự án được Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, ủy thác thông qua Chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP).

Dự án được thực hiện trên toàn quốc từ năm 2015 đến năm 2018, và được trình diễn tại các tỉnh Bình Dương, Nghệ An và Quảng Bình. Mục tiêu của Dự án là nhằm tiếp tục giảm thiểu các rủi ro môi trường và sức khỏe con người thông qua việc giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và hóa chất nguy hại.

Thứ trưởng Võ Tấn Nhân phát biểu tại hội nghị.

Năm 2017, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Hóa chất và các văn bản dưới luật liên quan đã được rà soát, các vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn và khoảng trống trong các văn bản liên quan tới quản lý các chất POP, PTS đã được xem xét, phân tích. Dự kiến bản thảo báo cáo sẽ có vào cuối tháng 1 năm 2018.

Hai quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải và khí thải công nghiệp sản xuất thép đã được sửa đổi, bổ sung, hiện đang trình Bộ TN&MT cho ý kiến, dự kiến trình phê duyệt trong quý I năm 2018.

Cũng trong năm 2017, Dự án đã hoàn thành việc kiểm kê lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật nguyên chất và đất nhiễm có nồng độ trên 50ppm tại điểm ô nhiễm Lâm Hóa, Quảng Bình; đồng thời thu gom, đóng gói được 48 tấn thuốc và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại vườn Hung Chà Nần và hang Hung Nhàn, trong đó 35 tấn đã được vận chuyển và xử lý tại nhà máy Thành Công, tỉnh Hải Dương, 13 tấn còn lại đang được tập kết an toàn trong hang Hung Nhàn và sẽ vận chuyển đến nhà máy Thành Công để xử lý khi điều kiện về thời tiết và giao thông an toàn.

Để Dự án thực hiện có hiệu quả, năm 2017 đã có 160 cán bộ từ các Sơ, ban, ngành thuộc 30 tỉnh đã được truyền thông về kế hoạch Quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất POP; 250 doanh nghiệp được tuyên truyền về các quy định quản lý hóa chất; 5 cán bộ dự án có kiến thức về đấu thầu và nắm bắt được quy trình đấu thầu…

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các thành viên Ban chỉ đạo trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án có hiệu quả trong những năm qua, đặc biệt là kết quả thực hiện trong năm 2017.

Năm 2018 là năm cuối thực hiện Dự án, do đó Thứ trưởng cũng mong muốn: Các thành viên Ban chỉ đạo cần tiếp tục phát huy tinh thần tư duy, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; đồng thời phối hợp tốt với các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các tỉnh được hưởng lợi từ Dự án, để đảm bảo cho Dự án quản lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và hóa chất nguy hại tại Việt nam tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khảo sát về công tác đo đạc và bản đồ tại Quảng Ninh

Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm trưởng đoàn vừa có buổi khảo sát về thực hiện chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ tại tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa.

Tại buổi làm việc, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trưởng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Tổng Công ty Tài nguyên môi trường Việt Nam và Công ty CP Địa chất mỏ - TKV, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện công tác đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, kiến nghị những bất cập, khó khăn trong công tác đo đạc và bản đồ. Các đơn vị, cơ quan chức năng tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ. Sau đó, đoàn công tác tìm hiểu thực tế tại Công ty CP Địa chất mỏ - TKV.

Đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh.

Chiều cùng ngày, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với tỉnh Quảng Ninh. Làm việc với đoàn có ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Lê Quang Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn. Quảng Ninh là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Đông Bắc với 14 đơn vị hành chính cấp huyện (4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện) với 186 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên phần đất liền và các đảo là 617.772 ha, khoảng 600.000 ha mặt  nước biển; đường biên giới trên đất liền dài 132,8 km giáp với nước CHND Trung Hoa và hơn 250 km đường bờ biển là lợi thế thông thương, phát triển kinh tế cảng biển, giao lưu kinh tế với thế giới.

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh xác định một số nhiệm vụ và giải pháp: Tập trung công tác chỉnh lý biến động đất đai cả thực địa và trên hồ sơ đảm bảo thống nhất và đồng bộ. Từ nay đến năm 2020 hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 12 địa phương còn lại và kết nối vào trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, nâng cao chất lượng đo đạc bản đồ. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành Tài nguyên và môi trường các cấp, đặc biệt cấp xã. Tuyên truyền phổ biến chính sách về đo đạc bản đồ cho cán bộ trong ngành từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc bản đồ để làm tốt hơn công tác đo đạc bản đồ trong những năm tiếp theo.

Tỉnh Quảng Ninh đề nghị: Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xem xét về kinh tuyến trục của Quảng Ninh để thống nhất dùng 1 hệ tọa độ, độ cao cho các loại bản đồ trong phạm vi của tỉnh (bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, hải đồ, bản đồ chuyên ngành khác…) tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong công tác quản lý, sử dụng hệ thống dữ liệu đo đạc và bản đồ). Tiếp tục thực hiện đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/5000 và chuyển giao tài liệu cho địa phương quản lý, phục vụ công tác giao khu vực biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ sớm hoàn thành Dự án 513 trình Quốc hội và Chính phủ phê duyệt để làm căn cứ thực hiện quản lý theo địa giới hành chính.

PV (Tổng Hợp)

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top