Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 7 năm 2022 | 20:43

Hà Nội kiểm soát giá cả, hỗ trợ sản xuất kinh doanh

6 tháng cuối năm 2022, UBND Thành phố Hà Nội yêu câu, kiểm soát giá cả, thị trường; thực hiện các giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Hôm nay, ngày 1/7, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị giao ban công tác quý II-2022.

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cho biết, kinh tế Thành phố, trong quý II/2022, tiếp tục phục hồi mạnh mẽ.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Quý II-2022, ước tăng 9,49% (cao hơn 1,4 lần kịch bản đưa ra đầu năm là 6,4-6,9%).

Lũy kế 6 tháng GRDP tăng 7,79% (gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 là 6,02% và 1,08 lần mức tăng cùng kỳ năm 2019 là 7,21% - thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19).

Cân đối thu - chi ngân sách được bảo đảm với tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 177.464 tỷ đồng, đạt 56,9% dự toán, bằng 122,4% so với cùng kỳ năm 2021...

Đáng chú ý, ngành du lịch thành phố cũng có bước phục hồi mạnh mẽ. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội Quý II tăng 374% và lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 234 nghìn lượt, tăng 232% (cùng kỳ giảm 86,2%); Khách du lịch trong nước Quý II tăng 188% và lũy kế 6 tháng đầu năm tăng 142% (cùng kỳ giảm 17,7%).

 

ha-noi-tap-trung-kiem-soat-gia-ca-thi-truong-ho-tro-san-xuat-kinh-doanh-15031585.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND TP Lê Hồng Sơn phát biểu kết luận hội nghị

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND TP cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,25%, cao hơn khá nhiều mức tăng cùng kỳ 2021 (tăng 1,14%) gây áp lực lên mục tiêu năm 2022 là kiểm soát lạm phát dưới 4%; trong đó, nhóm giao thông tăng cao nhất là 16,07%...

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công ước 6 tháng đầu năm tương đương cùng kỳ, cao hơn các địa phương thuộc phạm vi kiểm tra của Tổ công tác số 4 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức chung của cả nước và thấp hơn so với yêu cầu…

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022, thành phố tiếp tục thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư; hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Thành phố cũng đề ra việc kiểm soát giá cả, thị trường; tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và thành phố. Tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế, phát triển các mô hình kinh tế mới...

Tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đẩy nhanh công tác quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tổng kết thi hành Luật Thủ đô. Đồng thời, bảo đảm Nhà máy điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động ổn định; đẩy nhanh tiến độ Dự án Nhà máy điện rác Seraphin, Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá…

UBND thành phố cũng chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố...

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top