Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 14 tháng 6 năm 2020 | 19:16

Hà Nội kiểm tra tình trạng đốt rơm rạ tại 20 huyện, thị xã

Từ ngày 11 - 17/6, Tổ công tác liên ngành do Sở TN&MT chủ trì sẽ kiểm tra khoảng 20 huyện, thị xã để nắm tình hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch của địa phương.

Chất lượng không khí suy giảm

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, kết quả phân tích chất lượng không khí tại 10 trạm trong nội thành từ ngày 7 đến 13/6 cho thấy, trong các ngày 7 và 8/6, chất lượng không khí tại các khu vực: Hàng Đậu, Phạm Văn Đồng, Minh Khai, Trung Yên 3 và Thành Công diễn biến phức tạp.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí (PM 10 và PM 2.5) có xu hướng tăng cao vào ban đêm và rạng sáng, giảm dần từ trưa sang chiều khi chịu tác động mạnh của bức xạ mặt trời.

Chỉ số AQI (chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày) cao nhất ở các khu vực này từ 135 đến 150 (tuần trước là 115-117).

Một số khu vực ở ngoại thành, từ 19g hôm trước đến 4g hôm sau các ngày 7, 8 và 9/6, ô nhiễm không khí tăng mạnh.

Điển hình tại thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn), chỉ số AQI cao nhất dao động từ 160 đến 240; khu vực xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai), AQI từ 51 đến 120; khu vực Xuân Mai (huyện Chương Mỹ), AQI thường xuyên ở mức trên 75...

Ngoài nguyên nhân do thời tiết, bụi mịn từ phương tiện giao thông, công trình xây dựng, nhiều khu vực trên địa bàn thành phố còn bị tác động bởi khói rơm rạ. Trong những ngày cuối tuần, khi tình trạng đốt rơm rạ ở ngoại thành và các tỉnh, thành phố lân cận giảm thì chất lượng không khí ở nội thành dần ổn định, trở lại mức tốt và trung bình.

 

dot-rom.jpg
Tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch tại xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ) vẫn diễn ra.

 

Trước đó ngày 9/6, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã phát cảnh báo ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5, tại miền Bắc do đốt rơm rạ. Thông báo của Tổng cục Môi trường cho hay, từ ngày 3/6, chất lượng không khí tại một số tỉnh miền Bắc có xu hướng suy giảm vào ban đêm và một trong những nguyên nhân chính là "hiện tượng đốt rơm rạ đang diễn ra phổ biến". Tại nông thôn, sau một ngày phơi nắng, rơm rạ thường được đốt vào buổi tối, vì vậy các chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 bắt đầu tăng từ khoảng 18 giờ và đạt giá trị cực đại vào 20 - 22 giờ hàng ngày.
 
Ngoài việc đốt rơm rạ là nguyên nhân phát sinh chất ô nhiễm, Tổng cục Môi trường nhận định các yếu tố khí tượng cũng làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí vào ban đêm. Trong tháng 6, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần tại Hà Nội, cường độ bức xạ mặt trời là mạnh nhất trong năm. Ánh sáng chói chang rọi vuông góc xuống đất khiến mặt đất bị đốt nóng đến 400 W/m2, sau chập tối nguội đi vì phát ra bức xạ hồng ngoại, gây nghịch nhiệt sát mặt đất.
 
Do đó, các chất ô nhiễm do đốt rơm rạ và các hoạt động khác không thể phát tán. Ngoài ra, cường độ bức xạ cao gây ra các phản ứng quang hóa giữa các chất ô nhiễm sơ cấp làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm. Để giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí, Tổng cục Môi trường đề nghị người dân không nên đốt rơm rạ.

Thanh tra nhanh trong ngày 11-6, tổ công tác liên ngành kiểm tra thực tế tại các huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây. Báo cáo của các địa phương này đều cho thấy, tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường không khí vẫn diễn ra trong vụ thu hoạch lúa xuân 2020. 

Qua rà soát, thống kê, hiện huyện Đan Phượng có khoảng 10% lượng rơm rạ sau thu hoạch bị người dân đốt ngay trên ruộng; huyện Phúc Thọ còn khoảng 20%; thị xã Sơn Tây khoảng 10%. Riêng huyện Ba Vì, do áp dụng các biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch khá hiệu quả nên tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng giảm mạnh, còn khoảng 5%.

Qua kiểm tra thực tế, tổ công tác liên ngành cho rằng, tình trạng đốt rơm rạ tại các địa phương tuy có giảm nhưng chưa bền vững. Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế; thiếu chế tài xử lý đối với người đốt rơm; chính quyền một số địa phương chưa chủ động vào cuộc...

Đốt rơm rạ sẽ được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường

Trước hiện tượng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vào buổi tối do đốt rơm rạ, Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào buổi tối. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế còn về lâu về dài cần phải có giải pháp tổng thể, kể các các quy định và pháp luật cũng như các giải pháp công nghệ để giải quyết tình trạng này. Đây cũng là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.

Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian gần đây, chất lượng không khí tại một số tỉnh miền Bắc có xu hướng suy giảm vào ban đêm, một trong những nguyên nhân chính là hiện tượng đốt rơm rạ đang diễn ra phổ biến. Tại khu vực nông thôn, sau một ngày phơi nắng, rơm rạ thường được đốt vào buổi tối, vì vậy các chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 bắt đầu tăng từ khoảng 18h và đạt giá trị cực đại vào 20 - 22 giờ hàng ngày. Trên thực tế, lâu nay, người nông dân cứ hiểu nhầm là đốt rơm rạ sẽ giải phóng được mặt bằng cho vụ tiếp theo cũng như tận dụng tro làm phân bón ruộng, nhưng đó lại là nhận thức cực kỳ sai lầm bởi đốt rơm cũng lãng phí vô cùng.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nguồn rơm rạ này có thể tận dụng để làm nguyên liệu cho các ngành khác như trồng nấm, làm biogas, làm thức ăn cho ao nuôi thủy sản.

"Quan trọng nhất phải nhìn từ góc độ kinh tế. Như hiện nay người ta gọi là kinh tế tuần hoàn. Để bán cho những người có nhu cầu sử dụng rơm cộng với đó nữa là giáo dục ý thức của người dân bản thân việc đốt đó ảnh hưởng cộng đồng, xã hội. Nếu những vùng đó vẫn cứ tiếp tục đốn thì lại có chế tài thì người ta sẽ thay đổi cách tư duy", PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cho hay.

Theo PGS.TS Hoàng Thu Hương, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, việc đốt rơm rạ cho thấy, bà con nông dân đang thiếu các giải pháp để giải quyết. Chính vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có những cơ chế, chính sách khuyến khích các nghiên cứu về xử lý rơm rạ cũng như chính sách hỗ trợ người dân giải quyết vấn đề này.

"Để bà con không chỉ có một mình trong việc giải quyết vấn đề sử dụng phần rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp khác thì tôi hy vọng về phía nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ nội dung này. Để có thể giảm từ phụ phẩm nông nghiệp cũng như là có những biện pháp để giải quyết vấn đề rác thải nông thôn, hạn chế điểm đốt như hiện nay gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường như thế này", PGS.TS Hoàng Thu Hương đề xuất.

 

dnt-onecmscdn-com_dot-rom.jpg
Theo các chuyên gia y tế, ngoài làm nhiệt độ không khí tăng cao, gây ô nhiễm môi trường, khói đốt rơm rạ còn gây nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Ảnh: B.M/VOV.VN

 

Ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý Chất lượng, Tổng cục Môi trường cho biết, trước đây, các nội dung có liên quan đến bảo vệ môi trường nông thôn nói chung, tận thu phụ phẩm nông nghiệp nói riêng được quy định rời rạc, phân tán tại nhiều điều khoản dẫn đến tình trạng khó khăn trong quá trình thực thi tại chính quyền địa phương các cấp. Chính vì vậy, trong Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi lần này có hẳn 1 Điều quy định rơm rạ phải được sử dụng để sản xuất phụ phẩm nông nghiệp.

"Tại Điều 63 của Dự thảo luật quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chúng ta có quy định phải thực hiện tái chế sản xuất các phụ phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm có ích để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Thứ hai là cũng đã có quy định về cấm đốt các loại phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tức là trong Điều 63 cũng có yêu cầu quản lý đối với hoạt động đốt ngoài trời", ông Nam thông tin.

Tổng cục Môi trường khuyến cáo, hoạt động đốt rơm rạ còn có thể tiếp tục xảy ra trong những ngày tới, vì vậy mọi người cần giảm các hoạt động ngoài trời vào buổi tối, hạn chế tối đa việc ra ngoài nhằm giảm tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe. Trường hợp phải ra ngoài cần đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5./.

PV (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top