Hà Nội: Kiểm tra, xử lý mỹ phẩm, TPCN kém chất lượng
Bộ Công Thương vừa phối hợp với Chi Cục QLTT Hà Nội tổ chức đồng loạt kiểm tra 10 địa điểm bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn thành phố.
Ngày 6/7, Tổ công tác 334 Bộ Công Thương và Chi Cục QLTT Hà Nội đã tổ chức cuộc họp triển khai Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Đại diện Chi cục QLTT Hà Nội đã báo cáo báo cáo về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trong nửa đầu năm 2018, theo đó tình trạng vi phạm thời gian qua đã xảy ra ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng sản phẩm hết hạn, sản phẩm không có tem, nhãn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, tình trạng mua bán, sử dụng các chất bảo quản, chất hỗ trợ chế biến, không rõ nguồn gốc vẫn còn xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ khó lường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Chi cục QLTT Hà Nội đã triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tập trung chỉ đạo các đội QLTT tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Theo báo cáo của Chi cục QLTT Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2018, đơn vị đã kiểm tra 5.653 vụ, xử lý 5.557 vụ (đạt 80,62% so với chỉ tiêu nghiệp vụ đầu năm 2018 và tăng 13,6% so với năm 2017); tổng số tiền xử lý đạt 124,27% so với chỉ tiêu nghiệp vụ đầu năm 2018.
Riêng về kiểm tra, xử lý đối với mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, từ 20/12/2017 đến 4/7/2018, lực lượng QLTT Hà Nội đã kiểm tra phát hiện hàng trăm vụ vi phạm.
Với mặt hàng mỹ phẩm, đã kiểm tra 33 vụ; xử lý 311 vụ; không xử lý 8 vụ; đang xử lý 13 vụ; chuyển Công an: 1 vụ; phạt hành chính: 3,2 tỷ đồng. Trong đó, trị giá hàng hóa vi phạm là 45,8 tỷ đồng, đồng thời lực lượng thị trường cũng đã tịch thu tiêu hủy nhiều loại mỹ phẩm.
Về mặt hàng thực phẩm chức năng, đơn vị đã kiểm tra 128 vụ; xử lý 109 vụ; không xử lý 6 vụ; đang xử lý 13 vụ; phạt hành chính 1,1 tỷ đồng.
Đối với mặt hàng dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, đơn vị đã kiểm tra 6 vụ; xử lý 3 vụ; đang xử lý 2 vụ và chuyển hồ sơ cho Công an 1 vụ; xử phạt hành chính, tạm giữ 1.964 sản phẩm đông dược, hơn 3.000 sản phẩm và hơn 300kg nguyên liệu, 2.321 hộp loại 150ml trị xương khớp, 504 hộp loại 15ml trị xoang, 270 hộp 180ml thảo dược nhi; 6.700 lọ thỏa dược trị xương khớp; 21kg thực phẩm các loại (cao sâm khô, tinh bột nghệ...).
Trao đổi về công tác kiểm tra, xử lý gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, với các cơ quan báo chí, đại diện Ban lãnh đạo Cục QLTT (Bộ Công Thương) cho rằng, còn có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; chức năng của lực lượng QLTT còn hạn chế khi phối hợp với công an nên rất khó khăn trong việc xử lý các vi phạm, đặc biệt là các vụ vi phạm lớn.
Ông Trần Hùng, Phó Cục Trưởng Cục QLTT – Bộ Công Thương, cho biết: “Để xử lý nghiêm vi phạm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu xuất hiện trà lan trên thị trường thì phải có tinh thần ý thức trách nhiệm cao, đặc biệt là ở cơ quan công an”.
Cũng theo ông Hùng, hiện thẩm quyền của lực lượng QLTT chỉ là kiểm tra và phát hiện, thấy dấu hiệu vi phạm thì sẽ chuyển cho cơ quan điều tra. Và cơ quan điểu tra sẽ là người chịu trách nhiệm thụ lý để điều tra. Sau điều tra, phía cơ quan này thông báo rằng vụ việc không đủ yếu tố để xử lý hình sự nên họ trả hồ sơ về.
"Vụ việc của Công ty Vinaca là một điển hình của sự sai phạm. Khi Cục QLTT phát hiện ra sai phạm đã thông báo tới cơ quan công an để điều tra, nhưng sau khi hết thời hạn tạm giữ, xử lý theo quy định của pháp luật thì cơ quan công an lại thông báo không đủ dấu hiệu vi phạm hình sự. Tuy nhiên, Cục QLTT phát hiện có nhiều dấu hiệu vi phạm chưa được làm rõ, sau đó chúng tôi đã trực tiếp xuống tận nơi, rút hồ sơ và gửi lên cấp cao hơn thì mới khởi tố, bắt tạm giam", ông Hùng lấy ví dụ.
Sau cuộc họp, Tổ công tác 334 (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Chi cục QLTT Hà Nội tổ đồng loạt kiểm tra 10 địa điểm bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền tại các quận Cầu Giấy (cửa hàng mỹ phẩm số 19 Nguyễn Phong Sắc), Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm...
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.