Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 9 năm 2019 | 21:32

Hà Nội: Nhiều dự án cấp nước chậm triển khai do năng lực chủ đầu tư

Tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn Thủ đô được dùng nước sạch tăng từ 37% (năm 2016) lên 65% trong 6 tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, người dân được sử dụng nước sạch còn thấp.

Nguyên nhân do một số dự án cấp nước còn chậm tiến độ do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và năng lực của nhà đầu tư.
 
Tại Phiên giải trình của HĐNĐ TP Hà Nội về việc cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn thành phố ngày 6/9, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn trước tình trạng nhiều dự án cung cấp nước sạch triển khai trên địa bàn các quận, huyện thực hiện chậm.
 
Dự án chậm tiến độ do khả năng hạn chế của nhà đầu tư
 
Trên địa bàn Hà Nội hiện triển khai 11 dự án phát triển cấp nước tập trung, trong đó có 6 dự án triển khai chậm, do khả năng tài chính của nhà đầu tư nên không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án.
 
4414_1.jpg
Dự án xây dựng trạm cấp nước tại thị trấn Đại Nghĩa (Mỹ Đức) bị bỏ hoang.
Điển hình là Dự án xây dựng trạm cấp nước tại thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức) do Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ cao Minh Quân đầu tư, đã hoàn thành hạng mục nhà máy từ năm 2013.
 
Đến năm 2016, dự án tạm dừng do thiếu kinh phí, thành phố giao cho một công ty tiếp tục xây dựng theo hình thức xã hội hóa, song đến nay dự án bị bỏ hoang. Khuôn viên trạm cấp nước trở thành nơi đỗ xe chở rác, còn bể lắng là nơi giặt đồ cho công nhân môi trường. Khu vực bể lọc nước của dự án cỏ mọc cao quá đầu người, bám đầy rêu mốc; hệ thống máy bơm, trụ tăng áp gỉ sét.
 
Sau 9 năm triển khai, dự án trạm cấp nước sạch thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn chưa hoàn thành và hiện cỏ dại mọc um tùm bên trong công trình, nhiều thiết bị đã gỉ sét.
 
Dự án có tổng kinh phí 43 tỷ đồng, trong đó 17 tỷ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội; được xây dựng từ năm 2011 trên diện tích hơn 1ha, công suất 2.000m3/  ngày đêm nhằm cấp nước sạch cho hơn 10.000 người dân của thị trấn.
 
le-van-duc.jpg
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục phát biểu tại phiên giải trình.
Giám đốc sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đối với trạm cấp nước cục bộ ở thị trấn Đại Nghĩa, do Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ cao Minh Quân đầu tư, hoàn thành năm 2016, nhưng nguồn nước để cung cấp cho trạm cấp nước cục bộ này là nước mặt sông Đáy bị ô nhiễm nặng, nước ngầm thì cũng ô nhiễm rất nặng, do vậy, người dân ở đây không đồng tình ủng hộ để nhà máy hoạt động.
 
Mặc dù ông ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ cao Minh Quân có vốn nhưng công tác quản lý không hiệu quả, do vậy, phải chuyển cho Công ty Nước sạch Hà Đông. Tuy nhiên, công ty này vừa đề xuất với UBND thành phố không tiếp nhận dự án trạm cấp nước sạch thị trấn Đại Nghĩa. Lý do, công ty đang thực hiện cổ phần hóa, việc tiếp nhận thêm dự án từ đơn vị khác sẽ làm chậm quá trình cổ phần.
 
Năng lực không có nhưng vẫn “cố giữ dự án”
 
Theo ông Nguyễn Ngọc Oanh, Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai, để thực hiện được dự án cung cấp nước sạch cho huyện Chương Mỹ, đơn vị phải xây dựng 02 trạm tăng áp, tuy nhiên, việc triển khai thu hồi đất để thực hiện dự án rất chậm, bên cạnh đó có sự thay đổi về quy hoạch nên ảnh hưởng việc xây dựng hệ thống đường ống đấu nối với nước mặt hệ thống đường ống nước mặt sông Đà.
 
Hiện nay, công ty đã cấp nước cho 5/14 xã thuộc dự án cấp nước đã được UBND thành phố phê duyệt, phấn đấu đến tháng 10/2020 cung cấp nước sạch cho 100% số xã trong dự án.
 
Trước ý kiến của lãnh đạo Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng mạnh dạn đề xuất UBND TP. Hà Nội nên xem xét lại năng lực của công ty này để thực hiện đúng tiến độ việc cung cấp nước cho 12 xã và khu vực Miếu Môn, trong đó có 2 xã của huyện Quốc Oai, do có đường ống đi qua.
 
ubnd-huyen-chuong-my.jpg
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng.
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, lãnh đạo huyện đã rất quyết liệt để giải phóng mặt bằng để giao cho công ty, người dân cũng đồng thuận để thực hiện dự án, tuy nhiên, thủ tục liên quan đến đấu nối với đường ống nước sạch sông Đà chưa có, thỏa thuận đấu nối đường ống với Sở Giao thông chưa có thủ tục, quyết định thu hồi đất để giao cho xây dựng trạm biến áp cũng chưa có thủ tục.
 
Ông Đinh Mạnh Hùng thẳng thắn chia sẻ, trước đây, dự án này do Nhà nước đầu tư với nguồn kinh phí là trên 700 tỷ nên Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai vào đầu tư , nhưng sau khi chuyển sang xã hội hóa thì công ty không có nguồn lực, nhưng vẫn cứ cố giữ.
 
Trong khi người dân ở khu vực này đang khát nước sạch, khi UBND huyện làm việc với công ty thì được công ty cho biết dân chưa mặn mà với nước sạch . Vì vậy, ông Hùng đề nghị thành phố nên xem xét lại năng lực của công ty này để thu hồi dự án giao cho đơn vị khác thực hiện để đảm bảo đúng tiến độ, có nước phục vụ cho người dân.
 
Một trong những tiêu chí về xây dựng nông thôn mới là người dân ở vùng nông thôn phải được sử dụng nước sạch, tuy nhiên, với các dự án cung cấp nước sạch  đang chậm tiến độ do năng lực chủ đầu tư là một hạn chế rất lớn cho việc thực hiện các nội dung mà thành phố đã đề ra.
 
Do vậy, thành phố cần chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư và thay thế ngay những đơn vị yếu kém về quản lý và năng lự tài chính để cho đơn vị nào đủ điều kiện thực hiện dự án, đưa nước sạch đến với bà con khu vực nông thôn của thành phố.
 
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…

  • Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Mỗi khi đất nước có thiên tai, dịch bệnh thì truyền thống yêu nước, tinh thần "tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo” luôn là bản chất tốt đẹp của người dân Việt Nam lại được phát huy.

  • Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.

Top