Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 4 năm 2022 | 16:34

Hà Nội quản lý, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu: 100% chất thải nguy hại ở các làng nghề, cụm công nghiệp được xử lý; 100% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề có trạm xử lý nước thải.

Các sở ngành cùng vào cuộc

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước.

Bên cạnh vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa ngành nghề nông thôn thì sự phát triển mạnh của các làng nghề cũng gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường sống.

Để tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, chính quyền các cấp tiếp tục nghiên cứu, xác định, xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể cho từng quý, từng năm và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu đã đề ra.

 

lang_nghe_2.jpg
Hà Nội quản lý, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

 

Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu: 100% chất thải nguy hại ở các làng nghề, khu, cụm công nghiệp được xử lý; 100% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải; 100% làng nghề được đánh giá, phân loại theo quy định hiện hành; 100% làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị-xã hội phổ biến, quán triệt mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch đến tất cả các tổ chức, nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện; gắn nhiệm vụ triển khai với quá trình thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố về các chương trình công tác của Thành ủy nhằm giúp kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, các địa phương tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý; tăng cường bảo vệ môi trường, ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái và nguồn gây ô nhiễm môi trường; kiểm tra, giám sát, từng bước ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, khu, cụm công nghiệp.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính… xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở các làng nghề, khu, cụm công nghiệp; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát các nguồn thải, chất thải nguy hại...

Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp và sản phẩm làng nghề

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, từ năm 2017, Sở đã tham mưu, trình Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tăng cường mạnh mẽ thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quản lý, phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội; hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường nhằm tăng cường năng lực giám sát và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề; ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi trường mới. Sở đã rà soát đối với 315 làng nghề; đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm đối với 293 làng nghề đang hoạt động.

Kết quả cho thấy có 139 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 47,5%); 91 làng nghề ô nhiễm (chiếm 31%); 63 làng nghề không ô nhiễm (chiếm 21,5%). Các làng nghề gây ô nhiễm chủ yếu thuộc nhóm ngành nghề như: thủ công mỹ nghệ; chế biến nông sản, thực phẩm; dệt; nhuộm; tái chế, gia công cơ kim khí… Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm chu kỳ lần hai đối với các làng nghề đã tiến hành giai đoạn 2017-2020, tập trung vào các làng nghề đã được công nhận, làng nghề chưa có phương án bảo vệ môi trường được duyệt và làng nghề chưa bảo đảm môi trường theo quy định.

 

tuong_go.jpg
Với kỹ thuật chạm khắc cùng cái tâm với nghề, làng Sơn Đồng đã trở thành “cái nôi” của lĩnh vực chế tác và sản xuất đồ thờ thủ công mỹ nghệ (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

 

Đây chính là cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý môi trường làng nghề; là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố cũng như công bố thông tin về hiện trạng môi trường làng nghề, danh mục làng nghề bị ô nhiễm môi trường cần xử lý giai đoạn 2020-2030 theo yêu cầu của Đề án bảo vệ môi trường đã được duyệt. Sở cũng nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm tại làng nghề để thực hiện theo phân cấp, tránh trùng lặp giữa các cấp, gây lãng phí ngân sách.

Bên cạnh đó, nhằm phát triển du lịch một cách bền vững, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa lên kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn này mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố triển khai từ 1 đến 3 sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch", phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Mỗi huyện, thị xã có tiềm năng xây dựng ít nhất một mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù có sự tham gia của các chủ thể nông dân-hợp tác xã-hộ kinh doanh-doanh nghiệp. Thành phố sẽ triển khai đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho tối thiểu 80% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ, làng nghề phục vụ du lịch, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Quyết tâm để phát triển

Có thể thấy, nhiều năm trở lại đây, du lịch gắn với nông nghiệp và sản phẩm làng nghề đã trở thành lợi thế đối với nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội. Thành phố cũng đã hình thành được nhiều điểm du lịch ở nông thôn như: Khu thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức); làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây); các mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp như: Trang trại Dê Trắng, trang trại Đồng Quê Ba Vì (huyện Ba Vì); Khu du lịch sinh thái Bản Rõm, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn)… Bên cạnh đó, Hà Nội còn sở hữu nhiều làng nghề nổi tiếng cũng là lợi thế để xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có thể kể đến như: Làng nghề thêu ở xã Tuy Lai; nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Phùng Xá (Mỹ Đức); nghề mây, tre, giang đan ở Phú Nghĩa (Chương Mỹ)...

Trên thực tế, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc phát triển du lịch nông thôn vừa giảm áp lực cho các điểm du lịch trong khu vực nội đô, vừa tạo cơ hội việc làm cho người dân vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy phát triển cộng đồng, gắn kết xã hội. Đồng thời tác động tích cực tới nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới, như: Thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan nông thôn… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp và sản phẩm làng nghề ở ngoại thành Hà Nội vẫn cần thêm các chính sách hỗ trợ phát triển.

Trước mắt, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng sẽ tập trung xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các huyện Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây.

Thành phố sẽ tổ chức điều tra, thu thập thông tin, số liệu về tài nguyên, thị trường du lịch nông nghiệp, nông thôn để phân tích, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển. Cùng với đó, Hà Nội nghiên cứu xây dựng phần mềm công nghệ thông tin để thu thập, xử lý các cơ sở dữ liệu về điều tra, đánh giá hiện trạng du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố phục vụ quy hoạch, quản lý mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với nông thôn mới.

 

5858_z3257709865032_277792be71a6319ef9c406f81ec3bed5.jpg

 

Qua đó, tổ chức lựa chọn, hỗ trợ xây dựng và phát triển các điểm đến du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; lựa chọn phát triển một số mô hình điểm về du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái cảnh quan nông nghiệp, du lịch ẩm thực, văn hóa lễ hội làng quê, mô hình homestay tại các làng nghề nông nghiệp về trồng trọt sạch an toàn, hữu cơ tại các vùng ngoại thành theo các nhóm như điểm đến du lịch nông nghiệp; điểm đến du lịch làng nghề, ngành nghề nông thôn; điểm đến du lịch văn hóa tâm linh.

Đồng thời, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đầu tư xây dựng một số mô hình điểm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị gắn với du lịch trải nghiệm giáo dục-du lịch học đường, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực...  phát triển kinh tế du lịch tại các xã có làng nghề, sản phẩm làng nghề truyền thống gắn với các xã có chợ truyền thống, chợ chuyên doanh.

 

5904_z3257709864626_c544292ab4c32c8e0f4be2fc4beebe8a-1.jpg
Khu vực chợ đêm xã Hồng Vân, không gian đi bộ là một trong những điểm đến thú vị dành cho khách du lịch. Ảnh: K.Tiến

 

Một giải pháp quan trọng nữa mà thành phố chú trọng là tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; thông tin cho người dân về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu du lịch, mô hình du lịch trên địa bàn; các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, bảo vệ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự an toàn xã hội; quy tắc ứng xử văn minh du lịch; quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Hy vọng thời gian tới với nỗ lực thay đổi về tư duy, chiến lược, cách làm, du lịch nông thôn sẽ có các bước đi ngoạn mục trong nâng cao thu nhập cho người dân, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều xã, huyện của Thủ đô, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững./.

 

 

PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top