Tại hội nghị, Sở Công Thương Hà Nội đã tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về điều kiện nhân lực, an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất trang thiết bị kinh doanh trái cây, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn hàng hóa.
Các đại biểu tham gia hội nghị.
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Để hỗ trợ và đẩy mạnh công tác xác nhận đảm bảo điều kiện đầu tư kinh doanh cho các tổ chức cá nhân kinh doanh trái cây trên địa bàn, Sở Công Thương Hà Nội sẽ rà soát rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính, đồng thời đẩy mạnh triển khai thực hiện dịch vụ công mức độ 3 - 4 đối với cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP, giấy xác nhận kiến thức ATTP và xác nhận cam kết đảm bảo ATTP cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây trên địa bàn. Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tổ chức kết nối giao thương, xúc tiến thương mại với các tỉnh thành trong cả nước qua đó xây dựng chuỗi sản xuất cung ứng trái cây an toàn cho thị trường Hà Nội.
Đề án sẽ được triển khai thực hiện từ tháng 8/2017 đến hết năm 2018. Cụ thể, từ nay đến hết tháng 2/2018, sẽ đẩy mạnh tập huấn, truyền thông, nâng cao nhận thức về quy định pháp luật, kiến thức ATTP, triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường kết nối, hỗ trợ xây dựng chuỗi kết nối cung ứng tiêu thụ trái cây an toàn. Từ tháng 3-12/2018, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng quy định tại đề án.
Trong chiều cùng ngày, toàn bộ số nội tạng thối trên đã được lực lượng Cảnh sát môi trường, phòng CSGT, chi cục Quản lý thị trường, chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh tiến hành tiêu hủy.
Hơn 23 tấn nội tạng bị bắt tại Hà Tĩnh đã được các cơ quan chức năng thu giữ và tiêu hủy.
Trước đó, vào khoảng 18h30 ngày 8/10, lực lượng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với đội Quản lý thị trường số 2, số 5 thuộc chi cục Quản lý thị trường tỉnh này phát hiện xe container mang BKS: 98C - 134.84 kéo theo rơ moóc mang BKS: 98R - 007.68 di chuyển qua địa bàn TX.Kỳ Anh có nhiều biểu hiện nghi vấn.Qua kiểm tra bướ c đầu, lực lượng chức năng phát hiện bên trong thùng xe chứa khoảng 23 tấn nội tạng động vật đã biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối.
Chủ phương tiện Nguyễn Anh Thắng khai nhận, chở số nội tạng động vật này cho 1 người khác từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội để tiêu thụ. Tại thời điểm kiểm tra, chủ phương tiện không xuất trình được bất cứ loại giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển, lưu thông trong nước.
Đồng Nai: Bắt quả tang một cơ sở giết mổ heo bệnh.
Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vừa bắt quả tang 1 cơ sở giết mổ heo bệnh, heo chết để bán ra thị trường.
Thịt heo bệnh được giết mổ tại cơ sở của ông Phan Thanh Sang bị thu giữ.
Sáng 10/10, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tiến hành kiểm tra cơ sở giết mổ heo của ông Phan Thanh Sang (39 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau, tạm trú KP2, phường Long Bình, TP Biên Hòa).
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở có 2 người đang thực hiện việc giết mổ heo. Quá trình giết mổ heo của các nhân viên cơ sở đều được thực hiện trên nền xi măng và nằm ngay chuồng nuôi heo rất mất vệ sinh. Lực lượng chức năng phát hiện khoảng 200kg thịt heo đã được mổ thành phẩm trước đó. Số thịt này nằm vương vãi trên nền xi măng, trong đó một số đang chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.
Lực lượng chức năng phát hiện số thịt được mổ thành phẩm từ những con heo bị bệnh hoặc đã chết. Nhiều thành phẩm thịt có vết thâm tím. Kiểm tra, lực lượng phát hiện 8 con heo với trọng lượng khoảng 250kg có biểu hiện bị bệnh và đang chờ giết mổ.
Ông Sang không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến nguồn gốc số thịt heo trên. Bước đầu chủ cơ sở khai nhận, số heo được nhập từ các trại chăn nuôi tư nhân ở khu vực xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom. Hàng ngày, khi các cơ sở chăn nuôi này phát hiện có heo bệnh, heo bỏ ăn hoặc đã chết đều mang đến cơ sở của ông và bán với giá khoảng 13 ngàn đồng/kg. Sau khi giết mổ, ông Sang đưa số thịt heo này tiêu thụ tại khu vực tỉnh Bình Dương. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản xử lý, tịch thu toàn bộ tang vật và bàn giao cho lực lượng thú y và chính quyền địa phương đem đi tiêu hủy.
Vừa qua, công an Thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt tiểu thương Trần Thị Thùy Liên, kinh doanh tại chợ đầu mối Hòa Cường, quận Hải Châu mức phạt 30 triệu đồng đối với hành vi dùng hóa chất không rõ nguồn gốc tẩy trắng bắp chuối.
Công an quận Hải Châu đang tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở của bà Trần Thị Thùy Liên
Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã phát hiện bà Liên dùng hóa chất nằm trong hộp nhựa hòa tan trong nước ngâm 70kg bắp chuối trước khi đem đi bán. Kết quả xét nghiệm xác định đây là hóa chất natri hydrosunfat (còn gọi là chất tẩy đường) là hóa chất tẩy trắng dùng trong công nghiệp bị cấm dùng trong thực phẩm
Được biết sau khi dùng hóa chất công nghiệp này, bắp chuối từ màu đỏ sẽ trở nên trắng nõn bắt mắt, tuy nhiên khi người tiêu dùng ăn phải sẽ rất nguy hại đối với sức khỏe. Do đó với hành vi vi phạm, ngoài xử phạt hành chính bà Liên còn buộc phải đóng cửa quầy hàng.
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.