Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 3 năm 2021 | 20:27

Hà Tĩnh: Dịch tả lợn châu Phi diễn biếp phức tạp, lây lan trên diện rộng

Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 8 huyện, thị, thành phố của Hà Tĩnh, đang có diễn biến phức tạp và lan ra trên diện rộng. Công tác khoanh vùng dập dịch đang được lực lương chức năng và các hộ chăn nuôi khẩn trương triển khai.

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết, đến nay dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 8 huyện, thị, thành phố: gồm Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Hương Sơn và thành phố Hà Tĩnh. Toàn tỉnh ghi nhận gần 1.600 con lợn nhiễm bệnh phải tiêu hủy, trong đó có 4 huyện bùng phát mạnh là Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Can Lộc.
9-dich-ta-lon-chau-phi.jpg
Lực lượng chức năng huyện Đức Thọ tiêu hủy lợn nhiễm bệnh.

 

Ông Nghiêm Sỹ Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Thọ cho biết, sau gần một tháng dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Lâm Trung Thủy thì đến nay huyện này đã ghi nhận trên địa bàn 7 xã có lợn bi nhiễm dịch và tiêu hủy 1.000 con với khối lượng hơn 62.000 tấn. Hiện Đức Thọ có tổng đàn lợn hơn 30.000 con, huyện đang tập trung, quyết liệt thực hiện mọi giải pháp phòng chống dịch để ngăn chặn lây lan sang các địa phương khác trên huyện.

7-dich-ta-lon-chau-phi.jpg
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh lập chốt kiểm tra phòng chống dịch.

 

 

Còn tại huyện Cẩm Xuyên, dịch đã xuất hiện trên địa bàn 8 xã và đã tiến hành tiêu hủy 170 con bị nhiễm dịch. Toàn huyện hiện có hơn 60.000 con lợn, để giảm thiểu thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, Cẩm Xuyên đang khẩn trương tiến hành đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, phun hóa chất tiêu độc khử trùng, tuyên truyên nâng cao nhận thức cho người dân, thực hiện nghiêm túc tại các chốt kiểm tra dịch trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Sáu, Phó chủ tịch huyện Thạch Hà, cho biết, dịch tả lợn châu Phi tại địa bàn huyện này đang diễn biết khá phức tạp. Sau khi xuất hiện và bùng phát tại chuồng nuôi của 12 hộ dân ở xã Thạch Văn với số lượng 45 con vào ngày 20/3 thì đến nay, tại huyện này đã ghi nhận  402 con lợn của 118 hộ thuộc 31 thôn của 7 đã mắc dịch tả lợn châu Phi. Tổng số lợn mắc bệnh chết và tiêu hủy là 371 con (27.719kg).

5-dich-ta-lon-chau-phi.jpg
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà.

Thạch Hà có hơn 35.000 con lợn, để tránh dịch lây lan ra diện rộng, huyện Tđã lập 12 chốt, bố trí lực lượng trực 24/24h để kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển, tiêu thụ lợn đi ra từ vùng dịch, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.

6-dich-ta-lon-chau-phi.jpg
Các địa phương thực hiện nghiêm ngặt biện pháp phòng dịch.
Được biết, hiện nay, tổng đàn lợn trên địa bàn Hà Tĩnh có hơn 400.000 con. Do giá lợn tăng cao nên người dân tái đàn rất nhanh, trong khi đó dịch bệnh đang bùng phát nhanh, diễn biến phức tạp nên nguy cơ lây lan cao sẽ khiến người chăn nuôi gặp nhiều thiệt hại.
 
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục thú y Hà Tĩnh, cho biết thêm, công tác phòng chống dịch ở Hà Tĩnh đã được thực hiện một cách chủ động, khẩn trương, nghiêm túc, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý dứt điểm các ổ dịch trên đàn lợn. Phối hợp với các địa phương tổ chức ký cam kết với người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm thực hiện 5 “không”, gồm: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm bệnh, chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm ốm, chết; Không vứt xác gia súc, gia cầm chết ra ngoài môi trường; Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt.
dich-ta-lon.jpgdịch-lon.jpg
Ngoài sự vào cuộc của chính quyền thì người dân cần chủ động trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Cũng theo ông Hùng, hiện việc dập dịch cũng gặp rất nhiều khó khăn do thời gian này thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, lây lan. Đây là thời điểm giao mùa nên sức đề kháng của vật nuôi yếu khiến vật nuôi dễ mắc bệnh, lây bệnh.
 
 
 
 
 
Khánh Trình
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top