Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 6 tháng 12 năm 2015 | 9:57

Hà Tĩnh: Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du

Tối 5/12, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, UBMTTQ Việt Nam, Bộ VHTT&DL và tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới tại Quảng trường trung tâm TP. Hà Tĩnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Về dự buổi lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ chính trị Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Đặc biệt có sự hiện diện của bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam.

Về phía tỉnh Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng cùng các đồng chí trọng BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành, thị cùng con cháu dòng họ Nguyễn - Tiên Điền và đông đảo nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn khai mạc buổi lễ.

Phát biểu diễn văn khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du là sự kiện văn hóa lớn của quốc gia, có tầm ảnh hưởng quốc tế. Suốt chiều dài lịch sử văn hiến của dân tộc Việt Nam, thời nào cũng xuất hiện những bậc hiền tài, anh hùng, hào kiệt, danh nhân làm rạng danh đất nước. Trong đó, tiêu biểu là Đại thi hào Nguyễn Du với di sản thi ca đồ sộ, đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều nổi tiếng không chỉ trong nước mà khắp cả thế giới.

Ông Lê Đình Sơn cũng khẳng định: “Đại thi hào Nguyễn Du là một nghệ sĩ thiên tài, một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn, một tài năng - Danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi và di sản của ông để lại với giá trị xuyên thời đại, mãi là niềm tự hào lớn lao của các thế hệ hôm qua, hôm nay và mai sau”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước có bài phát biểu quan trọng, thể hiện lòng tự hào và tôn vinh tầm vóc của Nguyễn - Tiên Điền. Qua đó, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, nhân dân cả nước cũng như người dân Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy, giữ gìn, trao truyền di sản văn hóa vô giá của Nguyễn Du đến các thế hệ mai sau; tích cực giới thiệu, quảng bá tác phẩm của ông đến với công chúng trong nước và nước ngoài, làm rạng danh văn hóa Việt Nam.

Dưới nhãn quan của người làm công tác khoa học, giáo dục và văn hóa, bà Katherine Muller Marin -Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho rằng: Ở tác phẩm Nguyễn Du đã có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực trọng tâm của UNESCO, tiêu biểu như: liên quan đến khát vọng hòa bình, chủ nghĩa nhân văn, giá trị gia đình, truyền thống văn hóa. Tác phẩm của Nguyễn Du còn có mối liên hệ với bình đẳng giới - lĩnh vực hoạt động của UNESCO.

Một số tiết mục trong “Chương trình nghệ thuật Tiếng Thơ ai động đất trời” 

Sau phần Nghi lễ là “Chương trình nghệ thuật Tiếng Thơ ai động đất trời” do Bộ VHTT&DL và tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo nội dung, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Sở VHTT&DL Hà Tĩnh chỉ đạo thực hiện, NSND Nguyễn Minh Thông – NSƯT Lê Khánh Toàn viết kịch bản văn học, NSND Trần Bình viết kịch bản sân khấu và tổng đạo diễn, với sự tham gia của 650 diễn viên đã khái quát nên cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới.

                                                                                                Anh Bình

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top