KTNT - Sáng nay, 11/6, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm và 10 năm thành lập thành phố Hà Tĩnh.
Tái hiện trong màn biểu diễn Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, do đoàn ca múa Hà Tĩnh biểu diễn
Diễn văn lễ kỷ niệm do Bí thư Tỉnh uỷ Lê Đình Sơn trình bày đã bày tỏ niềm vinh dự lớn lao cách đây 60 năm, vào ngày 15/6/1957. Những lời dạy bảo ân cần của Bác không chỉ có ý nghĩa trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ mà còn là những định hướng lớn cho Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh trong suốt quá trình xây dựng, phát triển. Khắc ghi lời Bác dạy, 60 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã luôn nỗ lực, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam; thực hiện nhiệm vụ là tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc, vừa là hậu phương của tiền tuyến lớn miền Nam; thời kỳ sáp nhập rồi chia tách tỉnh; đến những chặng đường phát triển và hội nhập giai đoạn hiện nay… đã cho thấy nỗ lực bền bỉ, quyết tâm thực hiện theo lời Người của Đảng bộ, nhân dân tỉnh nhà. Với đà phát triển đó, từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Hà Tĩnh đã đề ra những mục tiêu phấn đấu cao hơn, nhất là từ Đại hội lần thứ XVI, XVII, XVIII.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cũng đã khẳng định con đường vươn lên của thị xã Hà Tĩnh mà nay là thành phố trẻ Hà Tĩnh trong chặng đường 10 năm đổi mới và phát triển. Từ đơn vị hành chính chỉ có 2 phường, diện tích 30 km2, dân số 5,8 vạn người; đến năm 2006, được công nhận đạt đô thị loại 3; năm 2007 được công nhận thành phố trực thuộc tỉnh. Đến nay, TP Hà Tĩnh có 16 phường, xã, diện tích gần 60km2, dân số trên 12 vạn người. Kế thừa những thành quả đạt được, TP Hà Tĩnh đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí để đạt đô thị loại 2 vào năm 2018 theo hướng văn minh, hiện đại. Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục kiên định bản lĩnh chính trị; nâng cao đạo đức cách mạng; đoàn kết một lòng; vượt qua mọi khó khăn, thách thức; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; quyết tâm thực hiện kỳ được lời di huấn của Bác “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nêu lại truyền thống rất đỗi tự hào của mảnh đất Hà Tĩnh “địa linh, nhân kiệt”, vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.
Dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nêu lại truyền thống rất đỗi tự hào của mảnh đất Hà Tĩnh “địa linh, nhân kiệt”, vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Người Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo, sống thủy chung, nghĩa tình, giàu lòng nhân ái; có tinh thần yêu nước nồng nàn, luôn vươn lên trong gian khó, năng động sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất. Thời nào cũng vậy, Hà Tĩnh luôn xuất hiện những người con ưu tú, góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.
Các đại biểu tham dự buổi lễ.
Nhắc lại tình cảm mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho tỉnh Hà Tĩnh và những nỗ lực của tỉnh nhà trong thực hiện lời căn dặn của Người, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định: “Đến nay, kinh tế Hà Tĩnh đã có những bước phát triển đột phá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá. Cải cách hành chính và môi trường đầu tư được cải thiện mạnh mẽ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực. Hà Tĩnh từ một địa phương nông nghiệp lạc hậu đã trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới”.
Để góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Phó Thủ tướng cho rằng: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cần phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương và các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững.
Tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý và điều hành. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Quan tâm công tác quy hoạch và phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân” gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương. Giữ vững, phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân. Tăng cường củng cố quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương của nước bạn Lào, góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.
PV-CTV
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.