Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 3 tháng 10 năm 2017 | 10:24

Hà Tĩnh: Mẹ chết, con nhỏ bơ vơ ở với bà ngoại

Mẹ chết, bố bỏ đi, cậu bé Bùi Đức Hoài Nam phải nương tựa vào bà ngoại đã già yếu. Hơn lúc nào hết, họ đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

Chiều muộn, tôi có mặt tại nhà bà Nguyễn Thị Mai - 73 tuổi, thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Trước mắt tôi là một cậu bé có khuôn mặt rất sáng là cháu Bùi Đức Hoài Nam, 10 tuổi, con chị Nguyễn Thị Huyền, 37 tuổi vừa mới mất cách đây 4 tháng.

Chị Nguyễn Thị Huyền kết hôn với anh Bùi Đức Kim quê xã Cẩm Vịnh có con là Bùi Đức Hoài Nam, vợ chồng hòa thuận được mấy năm thì anh Kim đi nước ngoài. Đến cuối năm bé học lớp 1, đầu lớp 2 thì chị biết mình bị bệnh sỏi mật, phải đi bệnh viện mổ đi mổ lại nhiều lần. Mổ xong lại đến quá trình chạy thận. Ba năm trời đằng đẵng, chị vẫn kiên trì, chịu khó vừa chữa bệnh, vừa chăm nuôi con chu đáo. Nhưng anh Kim từ lúc biết vợ mang trọng bệnh đã thay lòng đổi dạ, thường xuyên chửi mắng hai mẹ con thậm tệ. Trước đó gửi về được bao nhiêu tiền cho chị dành dụm, đến lúc chị ngã bệnh, lấy cớ gom tiền để đi tiếp anh lấy lại toàn bộ rồi đi biệt từ bấy đến nay.

Di ảnh chị Huyền, mẹ của cháu Bảo Nam chết trong nỗi tủi hờn.

Chị Huyền một phần vì đau đớn bệnh tật, một phần vì buồn tủi, cô đơn khi chồng ruồng rẫy, lạnh nhạt nên bệnh càng nặng thêm. Nhà lại neo người, mẹ đã nhiều tuổi, con còn nhỏ nên chị đi chạy thận một mình. Bà Mai kể mà không cầm được nước mắt: "Hôm đó nó dặn tôi: Sáng con lấy hàng về bán còn chiều con đi chạy thận nhé mẹ".  Và đó cũng là buổi chiều cuối cùng bé Nam còn mẹ. Trong lúc chạy thận, chị Huyền bị sốc thuốc, đứt mạch máu não. 

Đám tang buồn bã, lạnh tanh không có lấy tiếng khóc vì người thân chỉ còn mỗi mẹ già, và con nhỏ. Nhà chồng lại lạnh nhạt hững hờ. Chị ra đi, để lại đứa trẻ ngây thơ vô tội mới lên 10 bơ vơ côi cút cho người mẹ già đã ở tuổi thất thập nuôi dưỡng.

 

Căn nhà nhỏ đơn sơ giờ chỉ còn hai bà cháu lủi thủi nương tựa vào nhau

Căn nhà nhỏ đơn sơ chỉ còn 2 bà cháu, bà Mai nói giọng bùi ngùi: "Giờ mẹ cháu mất rồi, chỉ còn hai bà cháu nương tựa vào nhau để sống. Trước tôi có làm 2 sào lúa nhưng từ ngày mẹ cháu chết, tôi đau lưng không làm được nữa. Nhà có quán tạp hóa nhỏ nhưng người ta bảo nhà có tang nên cũng không mấy người mua. Mà tôi thì già rồi, sức yếu lại bị đau lưng nên có kiếm được là bao. Giờ tôi còn sống, hai bà cháu có rau có cháo nuôi nhau nhưng sau này tôi chết đi rồi thì cháu biết làm sao".

 Mỗi lúc nhớ mẹ hai bà cháu chỉ còn biết thắp cho chị Huyền nén nhang

 Nhìn hai bà cháu, hai cảnh đời lay lắt đang cố bấu víu, nương tựa vào nhau để sống qua ngày mà thương. Chỉ mong sao những tháng ngày tới đây hai bà cháu nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lòng thơm thảo của các mạnh thường quân để ước mơ học Đại học Quân sự của Nam mới được viết tiếp.

 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Bà Nguyễn Thị Mai, thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

 

Hoàng Hằng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top