Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 9 năm 2017 | 8:29

Hái lá chuối khô kiếm 100.000 đồng/ngày

Ngày trước, lá chuối khô thường bị chặt bỏ, bây giờ, lá chuối khô được các cơ sở sản xuất bánh gai đặt hàng, thu mua quanh năm. Cũng từ đó mà ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) sinh ra nghề thu hái lá chuối khô.

Từ sáng sớm, bà Lê Thị Thắng ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn đã khăn gói lên đường tìm thu hái lá chuối khô. Với những người làm nghề chuyên nghiệp như bà thì ở đâu trồng chuối, bà đều thuộc như lòng bàn tay. Dụng cụ mang theo cũng đơn giản, một cái câu liềm và bao tải to để đựng lá. Trong bộ quần áo lấm lem nhựa chuối, đôi bàn tay sần sùi, bà Thắng róc từng mảnh lá chuối nhanh thoăn thoắt. Mỗi ngày, bà Thắng có thể kiếm được khoảng 10kg lá cho mối quen, với giá bình quân 13.000 đồng/kg, bà có thể kiếm được 100.000 đồng/ngày. 

Ở vườn chuối bên cạnh, bà Nguyễn Thị Thập cũng đang làm công việc thường ngày. Bà Thập cho hay: “Nghề này chẳng phải bỏ vốn, số tiền kiếm được xem như lấy công làm lãi. Thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng, nhưng làm nghề này phụ thuộc vào thời tiết, sức khỏe. Ngày nắng, lá khô ráo thì cắt được nhiều".

 

Nghề hái lá chuối khô lấy công làm lời

Khi những vườn chuối trong làng, trong xã hết lá khô, họ lại lên xe rong ruổi đến những nơi khác, có khi cách nhà hàng chục cây số. Những hôm đi xa, chị Đào Thị Oanh thôn 3 xã Tường Sơn còn đem theo cả cơm. Chị Oanh tâm sự: "Được cái lá chuối có quanh năm, ở đây họ trồng nhiều nên cũng dễ kiếm, dăm bữa, một tuần quay lại hái là lại có lá khô. Sau khi hái lá xong, xếp thành từng bó. Rồi chất lên xe chở về bán cho các các cơ sở sản xuất. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng mỗi nghề đều có cái vất vả riêng. Nghề này cũng cần có sự cẩn thận, tỷ mỉ, bởi lá chuối khô dễ rách, trong khi đó các các cơ sở sản xuất ưa dùng thứ lá khô, to bản, dẻo, để khi gói bánh vừa đẹp, vừa dễ. Khi hái lá trong các vườn chuối  bị muỗi đốt, vắt cắn là chuyện thường ngày".

Ở huyện Anh Sơn có hàng chục người làm nghề hái lá chuối khô để kiếm sống.

Với nhiều người, đây là nghề phụ nhưng lại là nguồn thu nhập chính cho gia đình. Hiện, ở xã Tường Sơn có khoảng 50 người làm nghề thu hái và mua lá chuối khô. Chị Bùi Thị Hà, chủ cơ sở sản xuất bánh gai Tường Sơn cho biết: "Hàng ngày gia đình sản xuất từ 800-1.000 chiếc bánh, do vậy mà nhu cầu thu mua lá chuối khô rất lớn, có bao nhiêu gia đình tôi cũng thu mua hết, phải thu mua lá khô để dự trữ cho mùa mưa".

Lá chuối khô được nhập cho các cơ sở gói bánh gai trên địa bàn

Trời đã chuyển dần về chiều, sau một ngày rong ruổi khắp nơi, những người hái lá chuối khô lại lên xe mang lá chuối khô đi bỏ mối. Một ngày dài làm việc vất vả, nhưng đổi lại họ có được đồng tiền bát gạo nên trong lòng cũng cảm thấy vui.

Huyền Trang

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top