Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 7 năm 2017 | 2:52

Hải Phòng có thể dừng mô hình trường học mới VNEN

Được triển khai từ 4 năm trước, đến nay, mô hình trường học mới (VNEN) tại Hải Phòng đang bộc lộ những bất cập, khiến phụ huynh học sinh không khỏi lo lắng. Vấn đề nóng đến nỗi mô hình trường học này còn là chủ đề chất vấn tại kỳ họp HĐND thành phố.

Mô hình thí điểm trường học VNEN tại Hải Phòng

Mô hình thí điểm trường học VNEN tại Hải Phòng

Mô hình trường học VNEN bắt đầu được triển khai tại Hải Phòng từ năm học 2012 – 2013 ở Trường Tiểu học Đằng Lâm (quận Hải An). Đến nay, sau hơn 4 năm triển khai, đã có 12/15 quận, huyện áp dụng mô hình với hai cấp là tiểu học và THCS. Trong đó: cấp tiểu học có 124/231 trường (chiếm 53,68%) với khoảng 16,83% số học sinh tham gia; cấp THCS có 11/14 địa phương tham gia với 27 trường và 39 lớp.

VNEN được đánh giá là mô hình trường học mới, giúp học sinh chủ động hơn trong việc học, phát huy tính tích cực của người học, lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ có nhiệm vụ định hướng, chỉ dẫn các em thu nhận kiến thức và hoàn thiện kỹ năng của mình. Mô hình này chia lớp ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 3 - 4 em. Trưởng nhóm đứng đầu, sẽ tự đọc sách theo sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó giảng lại cho các bạn thành viên. Phương pháp dạy học mới này tạo cho các em học sinh thói quen tự học, tự tiếp thu kiến thức và tự tin ngay ở lớp học.

Tuy nhiên, theo đánh giá, mô hình VNEN đã bộc lộ những bất cập như: chất lượng chưa đạt như mong muốn, trình độ giáo viên dạy theo mô hình không đồng đều, ở một số trường, phụ huynh học sinh xin con ra khỏi mô hình VNEN vì cho rằng con mình không đủ trình độ để học theo mô hình mới.

Tại cuộc họp HĐND thành phố mới đây, các đại biểu cho rằng, dạy và học theo mô hình VNEN cần bảo đảm 3 điều kiện: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và số học sinh mỗi lớp từ 20 – 30 em. Tuy nhiên, hầu hết các trường tiểu học tại Hải Phòng chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất cho mô hình mới, không đủ không gian cần thiết cho học sinh học tập và hoạt động. Đội ngũ giáo viên thì bỡ ngỡ và khó khăn khi thực hiện mô hình này.

Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hải Phòng nhận trách nhiệm trước cử tri thành phố về việc phối hợp giữa Sở và các quận, huyện trong việc triển khai chương trình trường học VNEN chưa được như mong muốn. Ông Trường cho biết thêm: “Năm học 2016 - 2017, Sở đã có sơ kết 3 năm thực hiện chương trình VNEN và đánh giá mặt được và chưa được”.

Đại biểu Phạm Thị Huyền đặt vấn đề: “Chương trình VNEN được Bộ GD&ĐT triển khai từ năm 2013 và kết thúc vào năm 2016, ngay sau đó Bộ cũng có văn bản khuyến khích chứ không ép buộc các địa phương triển khai mô hình trường học này. Trong quá trình giám sát, HĐND thành phố Hải Phòng đã nhận được nhiều kiến nghị của cử tri phàn nàn về chất lượng chương trình, lo lắng về việc nếu tiếp tục triển khai học sinh sẽ không đủ kiến thức để thi vào lớp 10. Trong khi đó, cơ sở vật chất của các trường chưa đáp ứng được yêu cầu”

Ông Nguyễn Xuân Trường cho rằng: “Mô hình trường học VNEN đã góp phần làm thay đổi cách dạy và học, giáo viên hướng dẫn và học trò tự chủ trong việc tiếp thu kiến thức, học sinh được tạo khả năng hợp tác nhóm, không nhàm chán. Tuy nhiên, điểm hạn chế của mô hình này là học sinh yếu sẽ không theo kịp chương trình học, không tham gia thảo luận dẫn đến dễ chán nản, cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu, sỹ số lớp đông”.

"Ngay sau đây, Sở sẽ có kiến nghị Bộ GDĐT xin ý kiến về việc sẽ chọn trường hoặc chọn theo khối để thực hiện tiếp chương trình VNEN, hoặc nếu không đủ điều kiện sẽ cho dừng chương trình”, ông Trường nói.

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng nêu ý kiến về mô hình trường học VNEN tại Hải Phòng

Về vấn đề này, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng yêu cầu: phải đánh giá lại mô hình này có phù hợp, có tiếp tục làm hay không? Ông Thành nhấn mạnh: Việc tồn tại 2 mô hình giáo dục trong một trường học không những ảnh hưởng đến thầy cô giáo mà còn ảnh hưởng đến học sinh, phụ huynh. Về chương trình học, Trung ương, bộ, ngành chỉ định hướng, còn địa phương được quyền tự quyết”.

Chủ tịch HĐND thành phố cũng yêu cầu Sở GD&ĐT khẩn trương có báo cáo gửi thành phố trước năm học mới, trong đó phải đưa ra được quyết định lựa chọn việc dừng hay tiếp tục triển khai chương trình VNEN. Nếu mô hình VNEN này hiệu quả thì triển khai toàn thành phố, nếu không đủ điều kiện thì dừng lại.

Minh Thọ

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top