Hải Phòng không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc vì dịch Covid-19
Thường trực Thành ủy Hải Phòng yêu cầu rà soát, phân loại để có kế hoạch hỗ trợ cung cấp lương thực, thực phẩm cho người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ, không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.
Thường trực Thành ủy Hải Phòng vừa có thông báo về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Thường trực Thành ủy Hải Phòng nhận định, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, căng thẳng ở nước ta, nhiều tỉnh, thành phố đã phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, xuất hiện tình trạng người dân di chuyển tự phát từ các vùng có dịch về quê.
Đối với TP. Hải Phòng, qua báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra thực tế, đã xuất hiện tình trạng người Hải Phòng từ các tỉnh, thành phố phía Nam và Hà Nội trở về thành phố, lái xe vận tải liên tỉnh trở về thành phố chưa được kiểm soát chặt chẽ, trở thành nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập vào thành phố.
Để giữ vững thành quả chống dịch của thành phố, Thường trực Thành ủy Hải Phòng yêu cầu: Tăng cường trách nhiệm tập thể cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với nêu cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu trong thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Ban Thường vụ các quận ủy, huyện ủy, trực tiếp là các đồng chí thường trực và đồng chí bí thư chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo thành phố về hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại địa phương, đơn vị mình.
Các đơn vị, địa phương rà soát, thống kê, phân loại để có kế hoạch tổ chức hỗ trợ, cung cấp lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân.
Đồng thời có ngay các biện pháp theo dõi, kiểm soát, giám sát chặt chẽ đối với đội ngũ lái xe vận tải đường dài. Đặc biệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố, yêu cầu các doanh nghiệp bố trí ăn nghỉ tập trung tại các điểm giao nhận hàng hóa cho đội ngũ lái xe. Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng, các quận, huyện chủ động bố trí trên nguyên tắc doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả kinh phí. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lái xe về sinh hoạt tại gia đình, cộng đồng. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp, lái xe vi phạm và xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm trên.
Thường trực Thành ủy Hải Phòng yêu cầu Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương bố trí hợp lý vị trí chốt kiểm soát cửa ngõ tại khu vực Cầu Nghìn (huyện Vĩnh Bảo), khu vực Dụ Nghĩa (huyện An Dương), bổ sung các chốt phụ nếu cần thiết, có sự điều phối nhịp nhàng giữa các chốt chính, chốt phụ và phân luồng, điều phối giao thông hợp lý để giảm thiểu ùn tắc tại các chốt kiểm soát. Kịp thời có chế độ hỗ trợ, động viên, khen thưởng lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát cửa ngõ.
Tổ chức tiêm vaccine nhanh, đúng đối tượng, an toàn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vaccine, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vaccine.
Phối hợp với Đảng đoàn HĐND thành phố cân đối, phân bổ nguồn lực, đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. Khẩn trương mua sắm vật tư, thiết bị y tế theo phương án 500 giường bệnh điều trị bệnh nhân nặng mắc Covid-19.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.