Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động ứng phó với bão số 3
Để chủ động ứng phó với bão, gió mạnh và mưa lớn có thể xảy ra do ảnh hưởng của bão số 3, TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành công văn hoả tốc số 4891/UBND-TL ngày 25/8 về việc chủ động ứng phó với bão số 3.
Theo đó, để chủ động ứng phó với bão, UBND TP. Hải Phòng yêu cầu các sở, ban, ngành, thành phố và UBND các quận, huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; rà soát, sẵn sàng thực hiện các phương án, kế hoạch ứng phó với bão đã được phê duyệt.
Đồng thời, thông báo cho các chủ phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm và giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Các đơn vị chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân trên đảo và ven biển, các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình công tầng, công trình ven biển, ven núi, các khu vực khai thác khoảng sản, các khu vực núi có nguy cơ sạt lở.
UBND TP. Hải Phòng giao Sở NN&PTNT theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; kịp thời đề xuất UBND thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố các nội dung cần chỉ đạo để phòng, chống bão.
Các địa phương chủ động tiêu thoát nước đệm phòng chống ngập úng, triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp; sẵn sàng tiêu úng khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp; tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho nhân dân trong khu vực chịu ảnh hưởng.
Cùng với Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh cũng liên tục phát đi các Công điện về việc chủ động ứng phó bão số 3. Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng, địa phương tập trung các biện pháp cao nhất cho công tác phòng chống bão. Thực hiện các chỉ đạo của tỉnh, ngay khi có tin khẩn cấp về cơn bão, các ngành, địa phương trên địa bàn đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp để phòng chống nhằm giảm thiểu thiệt hại do cơn bão gây ra.
Đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, hiện người dân đã hoàn thành cấy lúa vụ mùa với diện tích toàn tỉnh trên 22.200ha. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị thủy lợi trực 24/24 giờ quản lý vận hành hệ thống đê điều, hồ đập. Các địa phương đã chủ động thông báo để người dân khơi thông kênh mương nội đồng, các kênh tiêu, kiểm tra tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu đảm bảo tiêu nước nhanh cho các vùng có nguy cơ ngập úng.
Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả, ngành nông nghiệp khuyến nghị người dân khẩn trương cắt tỉa, chằng néo thân cây hoặc cành lớn theo 3 hướng để hạn chế đổ gãy.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và Phòng thủ quân sự tỉnh Quảng Ninh thông báo ngừng cấp phép tàu du lịch trên biển từ 12h ngày 25/8.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.