Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 5 năm 2020 | 9:45

Hải Phòng: Thủ tướng dự Lễ Khởi công dự án khu bảo tồn và đường vào bãi cọc Cao Quỳ

Sáng nay, 03/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên với tổng mức đầu tư gần 430 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc phát hiện Di chỉ khảo cổ Cánh đồng Cao Quỳ có ý nghĩa lớn trong việc giúp thế hệ đương đại và mai sau có thêm căn cứ khoa học để phát huy hơn nữa truyền thống Bạch Đằng giang. Nhớ lại trang sử hào hùng của cha ông ta trên sông Bạch Đằng, trỗi dậy niềm tự hào, tinh thần yêu nước, truyền thống của dân tộc ta cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đồng thời, Thủ tướng đánh giá cao sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng, của huyện Thủy Nguyên, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã quan tâm đến việc quy hoạch phát triển di tích lịch sử này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Lễ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Lễ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên do Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên làm chủ đầu tư, được thực hiện từ nguồn vốn của ngân sách thành phố với tổng mức đầu tư là 427 tỷ 521 triệu đồng. Dự án có Quy mô đầu tư xây dựng 2 phần gồm Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ và Tuyến đường vào Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ.

Trong đó, Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 30.680m², bao gồm các hạng mục: cổng chính rộng 20 m xây trụ và mái cổng kiểu kiến trúc cổ lợp ngói mũi hài, cánh cổng là gang đúc chi tiết hoa văn; hệ thống tường bao tổng chiều dài 724m xây gạch, mái mũ tường ngói giả cổ; nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có diện tích 360m², 1 tầng theo kiến trúc giả cổ; khu bảo tồn bãi cọc xây dựng mái nhà che khung cột giả cổ diện tích 2.000m². Hệ thống đường dẫn đi xuống bãi cọc cho khách tham quan nằm trong phạm vi nhà mái che. Toàn bộ mặt bằng bãi cọc phát lộ được bảo tồn theo hướng lấp đất, xây dựng hình tượng cọc 3D lộ thiên cho khách tham quan. Ngoài ra, còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ xây dựng diện tích 20.000m² cùng các tiện ích khác như: nhà vệ sinh, nhà bảo vệ…

Mục tiêu của đề án này là nhằm xác định phạm vi khoanh vùng để hạn chế ảnh hưởng đến quần thể di tích; xây dựng ranh giới phục vụ nghiên cứu quy hoạch bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị quần thể di tích gắn với chiến thắng Bạch Đằng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Từ đó, điều chỉnh các quy hoạch liên quan; làm tiền đề để triển khai các dự án khảo cổ, bảo tồn, phục dựng di tích trở thành khu di tích lịch sử - văn hóa.

Bên cạnh đó, tuyến đường vào khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ sẽ góp phần cải thiện môi trường, cảnh quan, tăng khả năng khai thác cho hoạt động phục dựng khu di tích lịch sử Bạch Đằng, tăng cường du lịch, dịch vụ. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, và các dịch vụ khác trên địa bàn,

Được biết, tuyến đường vào khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có chiều dài 3,488 km, nối quốc lộ 10 với khu vực bãi cọc thuộc các xã: Lưu Kỳ, Liên Khê; chiều rộng từ 18-22m, trong đó mặt đường rộng 12m, vỉa hè đoạn rẽ vào bãi cọc hè rộng 5m. Cùng với đó, còn có bãi đỗ xe rộng 1 ha. Dọc tuyến đường bố trí hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh bóng mát là lim xanh, long não, xà cừ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan bãi cọc Cao Quỳ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan bãi cọc Cao Quỳ.

Trước đó, ngày 1/10/2019, ông Nguyễn Tuân Triệu (trú tại thôn 3, làng Mai Động, xã Liên Khê) phát hiện 2 cọc gỗ lim dài hơn 3m, đường kính hơn 30cm trong vườn tại cánh đồng Cao Quỳ. Nghi ngờ cọc gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng nên báo cơ quan chức năng.

Sau đó, cơ quan chức năng TP. Hải Phòng đã tiến hành khai quật và phát hiện 27 cọc gỗ lim. Các cọc gỗ có  đường kính 10-40cm, chủ yếu làm bằng gỗ sến và lim, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo.

Tiếp đó, ngày 9/2/2020, gia đình ông Đào Văn Đến (thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên) phát hiện được 13 cọc gỗ dưới đáy ao sau khi bơm nước để thu hoạch cá. Khu vực phát lộ bãi cọc này được cơ quan chức năng tạm gọi là bãi cọc Đầm Thượng.

Theo các chuyên gia nghiên cứu khảo cổ học, 2 bãi cọc này có ý nghĩa lớn liên quan đến chiến trận Bạch Đằng năm 1288 (chiến thắng lần thứ 3 của quân dân triều Trần trước quân Nguyên Mông).

 

 

 

 

 

Phạm Nguyên
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top