Trong quý III/2020 vừa qua, Tổng cục môi trường đã công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2019 đối với 14 đơn vị trên địa bàn thành phố.
Xử phạt 5,7 tỷ đồng
Theo đó, Tổng cục Môi trường đã ban hành 12 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, 14 Kết luận thanh tra theo đúng quy định.
Những cái tên nổi bật nằm trong danh sách này bao gồm: Công ty TNHH hóa chất Công nghiệp, Công ty CP tập đoàn Sao Đỏ, cùng nằm trong danh sách này là một loạt các cơ sở Bệnh viện trên địa bàn thành phố Hải Phòng như: Bệnh viện Phụ Sản, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Bệnh viện Trẻ em,...
Theo tìm hiểu của Phóng viên Thương Trường, qua kết quả thanh tra cho thấy, trên địa bàn thành phố có 12 tổ chức vi phạm hành chính. Cơ quan thanh tra đã xử phạt với tổng số tiền là 5.696.000.000 đồng.
Có 01 tổ chức là Công ty CP khu công nghiệp Hải Phòng mặc dù có tồn tại nhưng đã nghiêm chỉnh khắc phục ngay khi Đoàn thanh tra nhắc nhở.
Bên cạnh đó, cũng còn có các doanh nghiệp, đơn vị chây ì không chịu khắc phục sau thanh tra, khiến tồn tại kéo dài. Đặc biệt là việc lắp đặt thiết bị quan trắc tự động khí thải, nước thải kéo dài. Điểm mặt là Công ty TNHH Vico.
Đối với những tồn tại, vi phạm, Tổng cục Môi trường đã đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng giám sát chặt chẽ trong quá trình hoạt động của các tổ chức./.
Phạt trên 600 triệu đồng vụ 2 xe môi trường đổ trộm chất thải
Ngày 12/11, trao đổi với Báo chí, lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội thông tin, lãnh đạo UBND TP Hà Nội vừa kí quyết định xử phạt trên 600 triệu đồng đối với 2 ô tô đổ trộm chất thải trên Đại lộ Thăng Long.
Trước đó, vào khoảng 23h tối 10/9, các trinh sát của Đội 2, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội mật phục, phát hiện xe bồn loại 4 chân BKS 29H-110.00, trên bồn xe có dòng chữ "Vì môi trường xanh sạch đẹp" do tài xế Trịnh Văn Quyền (SN 1985, ở Hữu Cước, Liên Hồng, Đan Phượng, Hà Nội) điều khiển đang thực hiện hành vi đổ chất thải xuống bãi đất ven Đại lộ Thăng Long (thuộc địa bàn xã Song Phương, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội).
Tiếp theo đó, vào khoảng rạng sáng 11/9, tổ trinh sát của Đội 2 tiếp tục phát hiện một xe ô tô tải bồn mang BKS 29C-049.69 tài xế Nguyễn Bá Minh (SN 1994, ở xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) điều khiển.đang trực tiếp đổ phân, bùn bể phốt trên Đại lộ Thăng Long, đoạn cầu Đào Nguyên cũng thuộc địa bàn xã Song Phương, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
Ngay sau đó lực lượng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội đã bàn giao toàn bộ vụ việc của 2 ô tô đổ trộm chất thải cho Công an huyện Hoài Đức thụ lý lập biên bản xử lý.
Căn cứ vào quy định hiện hành, Công an huyện Hoài Đức đấu tranh làm rõ, lập hồ sơ báo UBND TP Hà Nội kí quyết định xử phạt với lái xe Trịnh Văn Quyền mức 16,4 triệu đồng, doanh nghiệp chủ sở hữu xe bồn loại 4 chân BKS 29H-110.00 phải nộp vào tài khoản tiền tương đương với giá trị phương tiện bị tịch thu là 340 triệu đồng.
Còn tài xế Nguyễn Bá Minh bị phạt tiền mức 8,9 triệu đồng và doanh nghiệp chủ sở hữu xe ô tô tải bồn mang BKS 29C-049.69 phải nộp vào tài khoản tiền tương đương với giá trị phương tiện bị tịch thu là 250 triệu đồng.
Tổng mức phạt của trường hợp 2 ô tô đổ trộm chất thải trên địa bàn huyện Hoài Đức là 615,3 triệu đồng.
Đồng Nai: tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa
Báo cáo mới nhất của Sở TN-MT cho thấy, trung bình mỗi ngày Đồng Nai phát sinh khoảng 14 tấn chất thải y tế, trên 1,1 ngàn tấn chất thải công nghiệp, 452 tấn chất thải nguy hại và hơn 1,8 ngàn tấn rác thải rắn sinh hoạt. Phần lớn các loại chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế được thu gom, xử lý hợp vệ sinh hoặc tái chế. Tuy nhiên, một lượng lớn chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp (vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật) và sinh hoạt (túi ny-lông, hộp xốp dùng một lần) chưa được tái chế, tái sử dụng, gây lãng phí nguồn nguyên liệu, tốn diện tích chôn lấp và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó giám đốc Sở TN-MT cho rằng, từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã ban hành 3 kế hoạch và phát động phong trào Chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn tỉnh nhằm hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra. Ngoài ra, Tỉnh ủy ban hành chỉ thị và đưa chỉ tiêu thu gom, xử lý các loại chất thải vào nghị quyết để thực hiện. So với các tỉnh công nghiệp khác, Đồng Nai đang kiểm soát tốt các nguồn chất thải, trong đó có rác thải nhựa, hiện tỷ lệ chôn lấp rác thải rắn sinh hoạt (chất thải trơ từ đốt rác) còn khoảng 29%.
Đại diện Sở Công thương cho biết, hưởng ứng chương trình Sản xuất sạch, tiêu dùng xanh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã thực hiện thu gom, tái chế chất thải nhựa. Các cửa hàng, siêu thị cũng chuyển sang sử dụng sản phẩm nhựa, túi ny-lông dễ phân hủy hoặc túi sử dụng nhiều lần.
Cũng theo Sở Công thương, khó khăn trong cuộc chiến với rác thải nhựa và túi
ny-lông là tâm lý và thói quen tiêu dùng tiện lợi của người dân chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt ở các chợ truyền thống; chưa có cơ chế chính sách ưu tiên cụ thể cho các doanh nghiệp thu gom, tái sử dụng chất thải nhựa hoặc dùng chất thải nhựa làm nguyên liệu sản xuất; chưa có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng chuyển đổi từ túi
ny-lông khó phân hủy sử dụng một lần sang túi ny-lông dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
Ông Trần Anh, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ môi trường Sonadezi cho rằng, để khuyến khích thu gom, tái chế rác thải nhựa, giảm nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, cần siết chặt hoạt động thu mua phế liệu. Việc thu mua phế liệu và xử lý không đúng quy trình gây lãng phí nguồn tài nguyên và nguy cơ cao ô nhiễm môi trường, cháy nổ.
Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa một lần
Mới đây, UBND tỉnh ban hành văn bản số 11083/UBND-KTN, trong đó, yêu cầu các sở, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với đó là đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa, túi ny-lông sử dụng một lần.
Trên thực tế, hiện nay, nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích đã chuyển sang sử dụng túi ny-lông dễ phân hủy hoặc túi vải. Một số cửa hàng thu phí tiền sử dụng túi ny-lông đối với khách hàng để giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa, tuy nhiên, việc này chưa nhiều và cũng không dễ thực hiện.
Đại diện chi nhánh một cửa hàng của Nhật Bản trên đường Phạm Văn Thuận (TP.Biên Hòa) cho biết, từ năm 2019 hệ thống chuỗi cửa hàng này trên toàn quốc đã không phát túi ny-lông cho khách hàng, thay vào đó, khách phải tự mang túi đến đựng hàng hoặc phải trả chi phí từ 1-3 ngàn đồng/túi ny-lông tùy kích cỡ. Giai đoạn đầu, nhiều khách hàng tỏ ra không hài lòng, nhưng khi được tuyên truyền, giải thích, đa phần đồng tình và ủng hộ. Hiện các khách hàng thường mang theo túi vải hoặc túi sử dụng nhiều lần cho đỡ tốn tiền.
Bà Bùi Thị Hạnh, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội và văn bản của UBND tỉnh, Hội LHPN đã phát động phong trào Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa tại 6 địa phương cấp huyện với hơn 600 chị em tham gia. Hiện 100% cán bộ chuyên trách các cấp đã cam kết sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, không sử dụng bao bì nhựa và túi ny-lông dùng một lần. Các sự kiện của cơ quan không dùng sản phẩm nhựa một lần.
Hiện nay, các sở, ban, ngành, địa phương đều đã vào cuộc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và hạn chế chất thải nhựa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả giảm thiểu chất thải nhựa cần có thời gian. Bên cạnh nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tiêu dùng, cần đánh vào trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Một vấn đề nữa là có công cụ hỗ trợ cho sản phẩm thay thế túi ny-lông và sản phẩm nhựa một lần.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.