Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 27/8/2018, về việc thanh tra hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh đối với hàng loạt doanh nghiệp liên quan.
Siết chặt đầu vào để tránh ô nhiễm môi trường
Trưởng đoàn thanh tra liên ngành là ông Hoàng Anh Đức - Trưởng phòng nghiệp vụ 2, Thanh tra tỉnh, cùng 12 thành viên là cán bộ thuộc Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Hải quan Bắc Ninh. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2013 đến nay. Thời hạn thanh tra là 70 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra trực tiếp.
Đoàn thanh tra liên ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chánh Thanh tra tỉnh phê duyệt và tiến hành thanh tra theo nội dung quyết định này.
Quyết định nêu rõ: Thanh tra hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cụ thể, thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật và bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhân đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15/11/2012 của liên Bộ công thương và Môi trường và thông tư số 41/2015/TT-BTMT ngày 9/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Các cơ sở, doanh nghiệp bị thanh tra gồm: Công ty TNHH Công nghệ môi trường NTEK (phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh); Công ty TNHH Công nghiệp Chiến Thắng (KCN Đại Đồng, Hoàn Sơn); Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang (CCN Phú Lâm, Tiên Du); Công ty TNHH MTV Vinapaper (CCN Tân Chi, Tiên Du); Công tyTNHH Quốc tế Bright Việt Nam (KCN Thuận Thành II); Công ty THNH Huy Hoàng Việt Nam (KCN Tiên Sơn mở rộng); Công ty TNHH sản xuất giấy và bao bì Phương Đông (CCN Phú Lâm, Tiên Du); Công ty TNHH Công nghệ Môi Trường Tiến Thịnh Phát (CCN Phong Khê, thành phố Bắc Ninh); Công ty TNHH MTV Sơn Bột Đông Tai (KCN Đại Đồng, Hoàn Sơn); Doanh nghiệp tư nhân Tân Tiến; Công ty Vạn Lợi (cùng ở Mẫn Xá, Văn Môn, Yên Phong); Công ty CP sản xuất thương mại dịch vụ Quang Huy; Công ty CP giấy Đức Anh; HTX CP Việt Nhật (cùng ở Dương Ổ, Phong Khê); Công ty CP Vật tư và TB Toàn Bộ (Cổ Nhuế, Hà Nội); Công ty TNHH MTV Trần Phát (Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai); Công ty TNHH Hồng Quân (Đức Giang, Hà Nội); Công ty Giấy Trường Xuân (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội); Công ty TNHH Việt Cường (CCN Phong Khê, Bắc Ninh).
Tỉnh Bắc Giang cùng vào cuộc
Cùng đó, UBND tỉnh Bắc Giang vừa ra Quyết định số 1286/QĐ-UBND do ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch ký ngày 22/8/2018 về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với công tác cấp giấy chứng nhận, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Liên quan đến sự việc, báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang do ông Vũ Văn Tưởng, Phó giám đốc ký gửi Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã rất thẳng thắn chỉ ra một trường hợp doanh nghiệp cụ thể là Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina được Bộ TN&MT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong khi doanh nghiệp này còn chưa lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lưu Xuân Vượng, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang cho biết: Hiện UBND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định thanh tra hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh. Việc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina cũng trong diện phải thanh tra. Và hiện việc thanh tra đang được tiến hành.
Ông Vượng cho biết ông không bình luận về việc Bộ TN&MT cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina là đúng hay sai.
Tuy nhiên, ông Vượng khẳng định: "Khi nhập khẩu phế liệu vào địa bàn của tôi thì các tiêu chí phải đảm bảo thì tôi mới cho ông vào để tránh ô nhiễm môi trường".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói gì về kiểm soát nhập khẩu phế liệu?
6.000 container phế liệu tồn đọng, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên Môi trường báo cáo về tình hình liên quan tới nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.
Còn theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp có nhu cầu về sản xuất giấy, sản xuất thép… là nhu cầu chính đáng, nhưng sau khi kiểm tra lại, nhiều lô hàng vô chủ, trong khi vấn đề giám định thư, giấy phép nhập khẩu, quy chuẩn, tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá thì Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chưa có công bố mà chỉ có văn bản hướng dẫn, không đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Do vậy, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cùng Bộ Công an và các địa phương kiểm tra lại các lô hàng nhập về Việt Nam để có phương án giải quyết.
Khẳng định lại một lần nữa, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, các doanh nghiệp vẫn có nhu cầu về nhập khẩu phế liệu giấy và sắt thì vẫn được cấp phép nhập về để duy trì hoạt động.
"Hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có báo cáo kết luận. Thủ tướng cũng giao Bộ Công an xem xét, điều tra tổng thể", người phát ngôn Chính phủ nói.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Bộ Công an, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh có liên quan đến cảng biển, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tổ chức thanh tra toàn bộ kết quả liên quan đến các lô hàng container nhập khẩu vào Việt Nam. Từ đó, đánh giá chính xác để báo cáo Chính phủ và có phương án giải quyết, xử lý vấn đề này.
“Thủ tướng chỉ đạo xem xét rà kỹ lại, đặc biệt là việc lợi dụng cấp phép, lợi dụng danh nghĩa công ty để nhập khẩu, có sự mua bán, thương mại hóa trong vấn đề này hay không” - Bộ trưởng nêu rõ.
Mặc dù vậy, theo ông Mai Tiến Dũng, các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn có nhu cầu nhập khẩu phế liệu giấy, sắt thép thì tiếp tục được Nhà nước cho phép và cấp giấy phép nhập khẩu để duy trì hoạt động bình thường. Còn tất cả những việc khác yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ.
Về kết quả thanh tra và báo cáo cụ thể từng vấn đề, Bộ trưởng cho biết, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra chưa báo cáo, và Thủ tướng cũng giao cho Bộ Công an tiến hành xem xét điều tra tổng thể vấn đề này.
“Có thể nói đây là vấn đề rất được Thủ tướng và Thường trực Chính phủ quan tâm, giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng đồng thời cũng giao cho Bộ Công an xem xét báo cáo Thủ tướng để khách quan hơn” – ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng cho biết thêm: “Từ những sốt ruột, bức xúc như vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, ngày 27/8 tiếp tục họp xem xét, đôn đốc các Bộ thực hiện công văn 281 ngày 7/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ khi kết luận tại cuộc họp Chính phủ xem tiến độ thế nào. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ khẩn trương, tiến hành sớm và báo cáo xử lý ngăn chặn ngay vấn đề này”.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.