Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 8 năm 2021 | 10:14

Hàng loạt vi phạm về bảo vệ môi trường tại KCN Khánh Phú

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp Khánh Phú (Ninh Bình), Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở TNMT tỉnh Ninh Bình chủ trì đã có kết luận, chỉ ra hàng loạt những vi phạm về công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vi, doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp vi phạm công tác bảo vệ môi trường

Trước phản ánh tình trạng hàng trăm hộ dân tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, Ninh Bình luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường từ khói bụi, nước thải do các nhà máy tại Khu công nghiệp (KCN) Khánh Phú thải ra. Sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngay sau khi phản ánh, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản giao Sở TNMT tỉnh này chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại KCN Khánh Phú và vùng lân cận.

 

1.jpg
Nước thải từ các bãi chứa than chảy lênh láng trong KCN Khánh Phú. Ảnh: NT

 

Đoàn Kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, bảo vệ hành lang đê điều, đảm bảo vận tải hàng hóa và bảo vệ môi trường đối với 12 doanh nghiệp sử dụng vốn ngoài ngân sách đang hoạt động bến, cảng và sản xuất kinh doanh trong KCN Khánh Phú và khu vực giáp ranh.

Qua kiểm tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường như: Không thực hiện một trong các nội dung báo cáo ĐTM, không có biện pháp giảm thiểu bụi, không xây dựng một số hạng mục công trình theo cam kết bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, xây dựng các hạng mục công trình khi chưa có Quyết định cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền...

Hàng loạt doanh nghiệp bị xử phạt

Trong số 12 đơn vị, doanh nghiệp kiểm tra có tới 9/12 đơn vị, doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ vào mức độ vi phạm và các quy định của pháp luật, Đoàn kiểm tra liên ngành đã đề nghị các cơ quan chức năng ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 750 triệu đồng.

Cụ thể, Đoàn kiểm tra liên ngành đã đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 165 triệu đồng đối với Công ty TNHH Mặt trời Việt Ninh Bình; xử phạt 130 triệu đồng đối với Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Nam Phương. Đồng thời yêu cầu 2 công ty này phải khắc phục những lỗi vi phạm mà Đoàn kiểm tra liên ngành đã chỉ ra.

 

d.jpg
Tình trạng cá chết trắng trên sông Chanh, đoạn qua Khu công nghiệp Khánh Phú. Ảnh: NT

 

Đoàn kiểm tra liên ngành đã yêu cầu UBND huyện Yên Khánh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với 4 đơn vị doanh nghiệp gồm: Chi nhánh Công ty cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc VINACOMIN - Công ty Kinh doanh than Ninh Bình số tiền 99 triệu đồng, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Ninh Bình 114 triệu đồng, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hòa Khánh 54 triệu đồng và Công ty TNHH Cảng xuất nhập khẩu hàng hóa Tiến Mạnh 54 triệu đồng. Đoàn kiểm tra cũng đề nghị Thanh tra Sở TNMT ra quyết định xử phạt đối với 3 công ty gồm: Công ty cổ phần Cảng đạm Ninh Bình 50 triệu đồng, Công ty TNHH ADM21 Việt Nam 70 triệu đồng và Công ty TNHH Công nghiệp Chia Chen 15 triệu đồng.

Để đảm bảo môi trường tại các KCN và khu vực giáp ranh không bị gia tăng ô nhiễm, quá trình hoạt động của các tổ chức, cá nhân không làm ảnh hưởng đến khu vực phụ cận, đặc biệt là KCN Khánh Phú, Đoàn kiểm tra đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các đơn vị vi phạm khắc phục những sai phạm, tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan, tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại KCN Khánh Phú và vùng lân cận.

Dự án thu gom, xử lý nước thải vẫn chưa thể vận hành 

Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải TP. Ninh Bình được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt năm 2013 và công trình đã hoàn thành năm 2016. Người dân mong mỏi dự án có tổng mức đầu tư trên 430 tỷ đồng đi vào hoạt động sẽ giải quyết vấn đề nước thải sinh hoạt của thành phố. Tuy nhiên, đã 5 năm trôi qua dự án vẫn chưa thể đi vào vận hành chính thức. Lý do vì đâu?

Theo tìm hiểu của PV, Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải TP. Ninh Bình được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 30/12/2013. Chủ đầu tư là UBND TP. Ninh Bình với tổng mức đầu tư 416,156 tỷ đồng. Dự án có mục tiêu cải tạo hệ thống thoát nước của thành phố, đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng đời sống sức khỏe của nhân dân. Phạm vi thu gom nước thải 10/14 phường trong thành phố. Dự án có Hệ thống mạng lưới tuyến ống thu gom và Trạm xử lý nước thải công suất 15.000 m3/ngày đêm.

 

anh22.jpg
Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải TP. Ninh Bình sau 5 năm hoàn thành vẫn chưa thể đi vào vận hành chính thức

 

Đến ngày 28/01/2016, UBND tỉnh Ninh Bình có Quyết định số 231/QĐ-UBND về việc phê duyệt, cập nhật Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải TP. Ninh Bình. Trong đó điều chỉnh thiết kế một số tuyến của đường ống thu gom và bổ sung các hạng mục như: Mái che hồ yếm khí của Trạm xử lý nước thải, di chuyển đường dây điện 10 kV, bổ sung các tuyến ống, bổ sung hệ thống quản lý, điều khiển tự động skada. Tổng mức đầu tư cập nhật sau điều chỉnh lên tới 430,306 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay từ Ngân hàng Thế giới là 16,509 triệu USD (tương đương 358,911 tỷ đồng theo tỷ giá thời điểm 30/10/2015); vốn đối ứng tỉnh Ninh Bình là 3,274 triệu USD (tương đương 71,395 tỷ đồng). Thời gian thực hiện 2012 - 2016.

Ông Lê Xuân Đán, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Ninh Bình cho biết: Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải TP. Ninh Bình là một trong những dự án lớn của thành phố, không chỉ xử lý vấn đề về ô nhiễm môi trường mà quan trọng hơn là góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Dự án này đúng ra đã hoàn thành vào năm 2016, hệ thống đường ống thu gom, cũng như khu xử lý nước thải… cùng nhiều hạng mục khác đã hoàn tất tuy nhiên đến giờ vẫn chưa thể đi vào vận hành chính thức theo ông Đán là do vướng các thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật mà cần rất nhiều thời gian mới hoàn thiện được.

Cụ thể, sau khi hoàn thành, năm 2017 dự án này mới được cấp Giấy phép xả thải; điều kiện vận hành phải có hệ thống quan trắc môi trường tự động thì mãi đến năm 2020 mới lắp đặt xong. Khi phê duyệt dự án chỉ có nguồn vốn xây lắp, còn việc vận hành thì không có kinh phí, cùng với đó là năm 2020 mới có giá xử lý nước thải sinh hoạt kèm một vài điều khác và quy định lựa chọn đơn vị vận hành phải đấu thầu công khai để tìm ra đơn vị có kinh nghiệm và năng lực nên mất rất nhiều thời gian.

Đầu năm 2021 mới lựa chọn được đơn vị vận hành, hiện thành phố đang tiến hành rà soát các hạng mục để bàn giao cho đơn vị trúng thầu.

Trước lo ngại của nhân dân về việc không vận hành nhiều năm thì máy móc bị xuống cấp hư hỏng, Giám đốc Ban quản lý cho biết: Tuy không vận hành chính thức nhưng hệ thống máy móc vẫn chạy kỹ thuật và được bảo dưỡng nên vẫn đảm bảo để hoạt động.

Hiện, thành phố cùng đơn vị trúng thầu đang kiểm tra, rà soát và tiến hành bàn giao các hạng mục cũng như trang thiết bị của Dự án. Dự kiến Quý IV/2021 Dự án sẽ đi vào vận hành chính thức, ông Đán cho biết thêm.

Đề nghị UBND TP. Ninh Bình và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Ninh Bình sớm khắc phục những tồn tại trên, đưa hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý vào hoạt động, tránh để công trình hàng trăm tỷ lãng phí kéo dài.

 

 

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top