Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2021 | 18:22

HĐND tỉnh Phú Yên thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 15/10, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 4, kỳ họp chuyên - kỳ họp trực tuyến để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Thông qua nhiều nghị quyết
 
Theo bà Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII tổ chức kỳ họp thứ 4 lần này để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền, có tính chất cấp bách, cần giải quyết ngay, phát sinh giữa hai kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh. Đây là kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, quyết định nhiều nội dung quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
img_9820.jpg
Bà Cao Thị Hòa An phát biểu tại kỳ họp.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Thời gian qua, trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã và đang tập trung xây dựng, triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch đề ra; cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương và của tỉnh, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

“Kỳ họp lần này có khối lượng công việc lớn, quyết định nhiều nội dung quan trọng của tỉnh trong năm 2021 và cả giai đoạn 2021-2025 nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Để tổ chức kỳ họp này, Thường trực HĐND, UBND tỉnh và các ban HĐND tỉnh, Văn phòng ĐBQH và HĐND tỉnh, các ngành liên quan đã tích cực phối hợp chuẩn bị tốt các nội dung, điều kiện phục vụ cho kỳ họp. Với trách nhiệm trước cử tri và nhân dân trong tỉnh, đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu tham dự kỳ họp nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu kỹ các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết, phát huy trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng để tiếp tục hoàn thiện và quyết nghị các nội dung trình tại kỳ họp”, bà Cao Thị Hoà An cho biết.
 
Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét 3 báo cáo và 16 tờ trình của Thường trực HĐND, UBND tỉnh và Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Pháp chế HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như Quy định mức hỗ trợ để thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021; Quy định mức hỗ trợ công trình phúc lợi cho các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021; Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh thời kỳ ổn định ngân sách từ năm 2022 đến năm 2025; phân bổ kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án, công trình trên địa bàn tỉnh; thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện một số dự án; chấp thuận phương án giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Yên; điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh...
 
Điều chỉnh khung giờ làm việc ở tỉnh Phú Yên
 
Được biết, trong số các nghị quyết được HĐND tỉnh Phú Yên thông qua lần này có 1 nghị quyết quan trọng, áp dụng cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước là điều chỉnh thời gian làm việc.
img_9830.jpg
Quang cảnh kỳ họp tại điểm cầu chính - hội trường UBND tỉnh Phú Yên.

Theo đó, hiện nay, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đều áp dụng thống nhất khung giờ làm việc hành chính buổi sáng từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút; buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút. Khung giờ này được thực hiện từ lâu nay và được tất cả các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức chấp hành thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc áp dụng khung giờ này, nhất là đối với các cơ quan hành chính nhà nước có một số hạn chế như: Thời gian làm việc buổi sáng của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương thường bắt đầu từ 8 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút. So với thời gian làm việc của Trung ương, thời gian bắt đầu làm việc buổi sáng của tỉnh Phú Yên sớm hơn 1 giờ và kết thúc làm việc buổi sáng sớm hơn 30 phút.

Thói quen giao địch hành chính của người dân, doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh trong khung giờ từ 07 giờ 00 phút đến 07 giờ 30 phút thường rất ít, tàn suất giao dịch thấp. Thời gian phát sinh các giao địch hành chính nhiều nhất trong ngày thường vào khung giờ buổi sáng từ 08 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút và buổi chiểu từ 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
 
Do đó, việc điều chỉnh khung giờ làm việc hành chính ở Phú Yên buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ; buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ nhằm phù hợp với khung giờ làm việc của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, xu hướng phát triển chung, phù hợp với đặc điểm khí hậu thời tiết quanh năm ở tỉnh, cả mùa nắng và mùa mưa./.
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top