Những năm gần đây, các sông lớn của Hà Nam như sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ... thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải sinh hoạt từ Hà Nội đổ về.
Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và kéo dài không những ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân mà còn khiến hoạt động sản xuất của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thời điểm lấy nước đổ ải cho vụ lúa đông xuân.
Bọt trắng như tuyết cao hơn 1 mét tại tram bơm Chợ Lương (Yên Bắc).
Dòng nước đen ngòm.
Đợt ô nhiễm nước sông của Hà Nam lần này chưa có kết quả phân tích mẫu nước cụ thể, tuy nhiên, theo kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên môi trường Hà Nam vào ngày 4/12/2017, mẫu nước lấy ở chân cầu Hòa Mạc, nồng độ chất ô nhiễm như : Amoni là 21,1 mg/lít, vượt 70,3 lần cho phép, ôxy hòa tan là 2,0 mg/l, nhỏ hơn 2,5 lần giới hạn cho phép.
Tại trạm bơm Hoàng Uyển: Nồng độ Amoni là 20,7 mg/l, vượt 69,0 lần, trong khi đó nồng độ ôxy hòa tan lại nhỏ hơn 3 lần mức cho phép. Hiện tại, nước sông đã bị ô nhiễm trên mức báo động 2 theo quy định bảo vệ môi trường. Nguyên nhân chính gây ra các đợt ô nhiễm kéo dài trên các dòng sông của Hà Nam là do nguồn nước thải sinh hoạt từ phía Hà Nội đổ về chứ không do nguồn xả thải của các nhà máy hay cơ sở sản xuất nào tại địa phương.
Kết quả quan trắc chất lượng nước
Amoni nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Ôxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển cũng cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Việt Bình, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên, cho biết: Duy Tiên là địa phương đầu tiên hứng chịu nguồn nước ô nhiễm từ đầu nguồn chảy về với xấp xỉ 7.000ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 4.400ha trồng lúa thì có 2/3 diện tích lấy nước thì sông Nhuệ trong khi địa phương mới lấy được khoảng 20% lượng nước đổ ải. Do nước sông ô nhiễm nên UBND huyện Duy Tiên, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo một số trạm bơm tạm dừng bơm nước và khuyến cáo người dân không sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt, cũng như tưới cho hoa màu.
Tại cửa cống trạm bơm ở xã Duy Hải (Duy Tiên), để tránh cho bọt bay vào nhà dân, phải dùng lưới để che chắn.
Nhiều năm nay, năm nào các dòng sông lớn của Hà Nam cũng xảy ra nhiều đợt ô nhiễm nặng do nguồn nước thải từ Hà Nội chảy về. Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay, đây là đợt thứ 9 các dòng sông của Hà Nam rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất và thiệt hại lớn về nguồn lợi thủy sản của người dân. Trong khi tỉnh Hà Nam đang tích cực xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch thì việc nguồn nước bị ô nhiễm cũng cản trở không nhỏ đến chủ trương này.
Chẳng biết tình trạng ô nhiễm nước sông bao giờ chấm dứt và các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý như thế nào, còn với người dân địa phương thì chung một nỗi lo: sức khỏe của họ và gia đình liệu có bị ảnh hưởng? Chất lượng đất sẽ ra sao nếu sử dụng nguồn nước ô nhiễm lâu dài? Chưa kể việc canh tác của người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng, sản lượng cũng như năng suất trong sản xuất nông nghiệp sẽ sụt giảm nếu vẫn sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Chính vì vậy, rất cần sự vào cuộc của các ngành chức năng và đưa ra các giải pháp sao cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Hà Nam
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.