Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 9 năm 2022 | 8:29

Hiểu thế nào cho đúng pháp luật về việc di dời, giải tỏa nuôi ngao tại Hải Phòng?

Kế hoạch di dời, giải tỏa diện tích nuôi ngao của các hộ nuôi ở quận Hải An, huyện Kiến Thụy tại TP. Hải Phòng đang bị các hộ nuôi phản ứng. Vậy hiểu thế nào cho đúng pháp luật về việc di dời, giải tỏa này?

Khi viết bài này, tôi đủ thông tin, căn cứ để khẳng định đúng, sai về hoạt động nuôi ngao và kế hoạch di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng. Tuy nhiên, ở đây vì hai chữ “người dân” mà tôi chỉ đưa ra các dự liệu để họ tự đánh giá.
 
Tổng hợp của UBND quận Hải An và huyện Kiến Thụy, trên địa bàn quận Hải An hiện có 28 hộ nuôi ngao, trên tổng diện tích 726,36ha; huyện Kiến Thụy có 89 hộ nuôi ngao, trên tổng diện tích 2.557,5ha nằm trong vùng quy hoạch và đã được UBND TP. Hải Phòng cấp phép khai thác khoáng sản để phục vụ san lấp các dự án trên địa bàn thành phố.
 
Theo kiến nghị của các hộ dân, các hộ bắt đầu thực hiện việc nuôi ngao trên các diện tích nói trên từ những năm 1990, 1992, 2003, nên khi thu hồi Nhà nước phải bồi thường, thậm chí một số hộ dân thể hiện quan điểm không giao trả diện tích nuôi ngao cho Nhà nước mà để nuôi trồng loại nhuyễn thể này...
Hồ sơ không có văn bản pháp lý thể hiện quyền sử dụng hợp pháp.
Hồ sơ không có văn bản pháp lý thể hiện quyền sử dụng hợp pháp.
Tuy nhiên, theo hồ sơ của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, các hộ nuôi ngao trên khu vực ven biển nói trên là tự phát. Ban đầu các hộ nuôi ngao với quy mô, diện tích nhỏ, sau đó các hộ tự ý mở rộng diện tích nuôi, lấn ra biển khi chưa được cơ quan có thẩm quyền nào cho phép.
Hiến pháp và Luật Đất đai qua nhiều thời kỳ đều quy định rõ: Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Các cá nhân, tổ chức không có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của các chủ thể này được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng.
Theo quy định hiện hành, tại các Điều 38, 39 và 44 Luật thủy sản năm 2017, quy định về Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản, Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, Cấp phép nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Như vậy, nếu căn cứ vào quy định của pháp luật, các hộ nuôi ngao nói trên chưa có căn cứ, viện dẫn nào đủ cơ sở khẳng định việc sử dụng diện tích nuôi ngao của mình là hợp pháp.
Tìm hiểu thực tế, những người xưng danh là đại diện cho các hộ nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy như các ông Phạm Văn Thăng, Vũ Trí Tuân đều chỉ cung cấp chủ yếu là Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản của TP. Hải Phòng có nằm trong diện tích các hộ đang sử dụng nói trên, Giấy phép khai thác thủy sản, biên bản giải quyết tranh chấp… mà không đưa ra được bất kỳ giấy tờ giao cấp đất, cho thuê đất nào của cơ quan thẩm quyền nào làm căn cứ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp để đòi hỏi quyền lợi được bồi thường.
Ngay cả với ông Phạm Văn Thăng, người tự giới thiệu là có quyền lợi liên quan, người có “thâm niên đi khiếu kiện, đòi quyền lợi cho người dân, được gặp các nguyên thủ Quốc gia…” khi trao đổi thông tin cũng thể hiện là yếu về cơ sở pháp lý khi đi đòi hỏi quyền lợi này. Rồi 13 hộ tại quận Hải An sau khi được giải thích rõ về quy định của pháp luật đã tự nguyện giao trả lại đất cho chính quyền.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, Lê Anh Quân trả lời báo chí và đưa ra quan điểm xử lý vụ việc.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, ông Lê Anh Quân trả lời báo chí và đưa ra quan điểm xử lý vụ việc.
Tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ ngày 5/9, do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng chủ trì, vấn đề di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy được đưa lên làm chủ đề chính. Mặc dù phần lớn quan điểm của Nhà báo ủng hộ người nuôi ngao, tuy nhiên, việc ủng hộ chỉ dừng lại ở việc kiến nghị thành phố, quận, huyện có diện tích di dời giải tỏa, quan tâm hỗ trợ, ưu tiên cho các hộ nuôi ngao nói trên khi thành phố được Trung ương phê duyệt quy hoạch vùng nuôi tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, chứ không đưa ra được cơ sở pháp lý nào bảo vệ kiến nghị của người dân là có cơ sở.
Tham vấn ý kiến của một số luật sư độc lập về vụ việc cũng vậy, phần lớn các ý kiến khẳng định chỉ có căn cứ để hỗ trợ người nuôi ngao khi Nhà nước tiến hành di dời, giải tỏa, chứ không có căn cứ nào để người nuôi ngao đòi hỏi quyền lợi được bồi thường.
Từ những căn cứ pháp luật, sự thể hiện yếu về cơ sở pháp lý của người đại diện đòi hỏi quyền lợi cho người nuôi ngao, cơ quan truyền thông, luật sư, không biết người nuôi ngao đang căn cứ, đi theo niềm tin nào để theo đuổi vụ kiện đòi hỏi quyền lợi “vô tiền khoáng hậu”?!
 
Ông Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng cho biết, TP. Hải Phòng hiện có nhiều dự án đầu tư, với nhu cầu san lấp lớn. Thành phố không vì quyền lợi của bên nào, mà luôn đặt lợi ích chung của toàn xã hội lên đầu. Để xảy ra sự việc là do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân.
Cũng theo ông Lê Anh Quân, trên cơ sở luật pháp, quan điểm của thành phố là tập trung xử lý triệt để, quyết liệt nhằm thiết lập kỷ cương, an ninh trật tự trên biển. Trong quá trình giải quyết, thành phố luôn quan tâm đến việc hỗ trợ, tạo điều kiện hết mức cho người dân thực hiện di dời, thu hoạch nguồn lợi đã nuôi trồng. Thành phố cũng không xem xét các hộ nuôi ngao phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do hành vi sử dụng diện tích nuôi ngao bất hợp pháp từ trước đến nay mà có. Hiện, thành phố đang xin ý kiến lập vùng quy hoạch nuôi ngao 3.000ha để giao cho các hộ dân nuôi ngao và tiếp tục có nhu cầu nuôi ngao sau khi bị di dời, giải toả.
 
“Trường hợp các hộ nuôi ngao đã được giải thích rõ về căn cứ pháp luật, áp dụng các biện pháp hỗ trợ tốt nhất có thể, nếu các hộ vẫn không chấp hành thì buộc chính quyền phải tiến hành cưỡng chế di dời, giải tỏa theo quy định”, ông Lê Anh Quân nhấn mạnh.
Hải Phong
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top