Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2019 | 5:48

Hiệu ứng tích cực từ tín dụng chính sách ở Phú Yên

Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở Phú Yên có điều kiện sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

 

Giúp hơn 80.000 hộ thoát nghèo

Theo chân Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chúng tôi đến thăm nhà ông Trần Quốc Dũng ở thôn Phú Lộc (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa). Căn nhà tường xây, mái ngói không quá rộng rãi, nhưng theo ông Dũng, “cơ ngơi” như ngày hôm nay, hơn 10 năm trước, ông nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.

Ông Dũng kể, hơn 10 năm trước, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo. Nhà tranh vách đất, hai vợ chồng làm thuê làm mướn suốt ngày vẫn không đủ nuôi 5 miệng ăn. Thấy vậy, đại diện Chi hội Nông dân thôn đã hướng dẫn ông Dũng làm hồ sơ vay vốn hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Với 15 triệu đồng tiền vay, ông Dũng mua bò về nuôi và gầy đàn. Bò lớn, ông bán bớt để trả nợ, rồi vay lại vốn hộ cận nghèo để chăn nuôi tiếp. Đến năm 2016, hộ ông Dũng thoát nghèo. “Được vay 45 triệu đồng vốn hộ mới thoát nghèo, mức vay gần như cao nhất lúc bây giờ. Tôi mạnh dạn mượn thêm tiền họ hàng để mua 1,5ha rẫy ở Đồng Dinh để trồng khóm (dứa). Ngoài ra, tôi còn trồng xen mít, chuối, đu đủ...  Nhờ vậy, hàng năm, thu nhập của gia đình tăng lên khoảng 100 triệu đồng”, ông Dũng chia sẻ.

 

img_3586.jpg
Giải ngân vốn tại điểm giao dịch xã Hòa An (huyện Phú Hòa)

Tại buôn Trinh (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh), gia đình Ksor Hờ Bốc cũng vừa thoát nghèo. Hiện ngoài 6 con bò và vài sào rẫy làm vốn, gia đình Hờ Bốc còn dựng được căn nhà sàn khang trang, sắm máy cày phục vụ sản xuất. Hờ Bốc vui vẻ cho biết: “Gia đình mình có được như  hôm nay, ngoài nỗ lực lao động còn có phần hỗ trợ rất lớn từ nguồn vốn NHCSXH”.

Theo Hờ Bốc, ban đầu, khi mới tiếp cận nguồn vốn NHCSXH, chị được vay 8 triệu đồng vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để trồng sắn; sau đó vay tiếp vốn hộ nghèo để nuôi bò. Bò mẹ đẻ bò con, sắn trên rẫy cũng cho thu hoạch, gia đình chị dần thoát khỏi cảnh khó.

Không riêng ông Trần Quốc Dũng hay chị Ksor Hờ Bốc, từ khi được triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Yên (đầu năm 2003) đến nay, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp hơn 80.000 hộ thoát nghèo; khôi phục, duy trì và phát triển hơn 40 làng nghề; thu hút, tạo việc làm cho hơn 41.000 lao động; gần 41.000 lượt hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn được vay vốn làm ăn, cải thiện đời sống... Đến cuối tháng 6/2019, dư nợ của NHCSXH Phú Yên đạt gần 2.800 tỉ đồng, với hơn 88.000 hộ còn dư nợ (chiếm hơn 1/3 tổng số hộ dân toàn tỉnh).

Phát huy hiệu quả nguồn vốn

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, chính sách của Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội; được các cấp ủy, chính quyền địa phương coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

 

binh-kien.jpg
Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn ở xã Bình Kiến (bên trái) kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay.

Theo bà Đặng Thị Hồng Nga, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Phú Yên, tín dụng chính sách xã hội có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

“Để phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp Hội trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với NHCSXH Phú Yên và chính quyền địa phương tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả lồng ghép với các chương trình, đề án của Hội, gắn với làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo”, bà Nga nói.

Ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, khẳng định, thời gian qua, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; đặc biệt là các chỉ tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Ông Việt cho biết: Với ý nghĩa của tín dụng chính sách xã hội và những kết quả tích cực qua 5 năm thực hiện, trong những năm tới, tỉnh Phú Yên sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của tín dụng chính sách xã hội. Phát huy trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của đơn vị, địa phương. Tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể, sát thực nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, giúp nhau vươn lên thoát nghèo bền vững...

 

 

 

Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top