Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 4 năm 2021 | 11:8

Hoàn thành sửa chữa và bàn giao hàng nghìn căn nhà cho người dân miền Trung

Hoàn thành việc sửa chữa, gia cố các tính năng chống chịu bão cho hơn 3.323 căn nhà bị hư hỏng… cho các hộ dân nghèo và cận nghèo tại 5 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Tính đến nay, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), UBND các tỉnh Quảng  Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi, Hội chữ thập đỏ đã hoàn thành việc sửa chữa, gia cố các tính năng chống chịu bão cho hơn 3.323 căn nhà bị hư hỏng và cung cấp 3.323 bộ dụng cụ gia đình có tính đến nhu cầu của phụ nữ cho các hộ dân nghèo và cận nghèo tại 5 tỉnh này.
 
Lễ bàn giao nhà an toàn ở Quảng Nam
Lễ bàn giao nhà an toàn ở Quảng Nam

 

Hoạt động hỗ trợ khẩn cấp này thuộc dự án “Ứng phó với thiên tai ở Việt Nam” do Quỹ Ứng phó Khẩn cấp Trung ương của Liên Hợp quốc (CERF) tài trợ. Thêm vào đó, UNDP hỗ trợ xây mới 20 căn nhà an toàn có đầy đủ tính năng chống chịu bão, lụt ở Quảng Nam và Quảng Ngãi, đặc biệt là các căn nhà ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có các tính năng an toàn cao hơn và được cấp điện bởi các tấm pin năng lượng mặt trời.
 
Từ tháng 10/2020, miền Trung (Việt Nam) đã bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các cơn bão mạnh và lũ vượt mốc lịch sử. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, hơn 230 người đã thiệt mạng hoặc mất tích. Ít nhất 380.000 ngôi nhà bị ngập, hư hỏng hoặc bị sập.
 
Hậu quả là hàng chục nghìn người dễ bị tổn thương không còn gì ngoài những ngôi nhà bị hư hại, sinh kế và mùa màng bị hủy hoại. Hàng nghìn người đã mất gần như toàn bộ tài sản sau các trận bão, lũ đó và nhiều người khác đã phải sống trong những căn nhà không an toàn. Điều này làm cho người nghèo và cận nghèo vốn dĩ rất vất vả để có thể trang trải cuộc sống của mình, thì giờ lại càng gặp khó khăn hơn nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
 
UNDP tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Ứng phó với thiên tai ở Việt Nam” tại tỉnh Quảng Nam.
UNDP tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Ứng phó với thiên tai ở Việt Nam” tại tỉnh Quảng Nam.

 

Phát biểu tại buổi bàn giao nhà xây mới và nhà sửa chữa cho người dân, ông Trần Văn Tân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nói: “Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực và hỗ trợ kịp thời của UNDP trong việc xây mới và sửa chữa các ngôi nhà bị hỏng cho người nghèo phục hồi sau thiên tai. Trong các năm gần đây, UNDP cũng đã hỗ trợ xây hơn 430 ngôi nhà an toàn trong khuôn khổ các dự án khác và có nhiều hỗ trợ rất thiết thực và ý nghĩa cho người dân địa phương. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ này để bà con dễ bị ảnh hưởng bởi bão, lụt có cuộc sống ấm êm hơn”.
 
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, cho biết: "Những ngôi nhà an toàn của chúng tôi đã cứu sống hàng nghìn người trong trận bão, lũ lụt lịch sử tàn phá miền Trung. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể hỗ trợ những người đang cần những căn nhà an toàn. Vì lý do này, UNDP cũng đang tổ chức một chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng mang tên 'Nhà an toàn, sống an tâm' để hỗ trợ xây dựng 100 ngôi nhà an toàn mới tại các địa điểm dễ bị tổn thương của tỉnh Quảng Bình và tiếp tục xây dựng các ngôi nhà an toàn ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam) và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Đặc biệt các ngôi nhà an toàn của chúng tôi ở Đảo Lý Sơn sẽ có thiết kế mới và gia tăng các tính năng chống chịu với các điều kiện đặc biệt của gió, và hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà có khả năng cung cấp đủ hệ thống chiếu sáng cho các hộ gia đình".
 
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Quỹ Khí hậu xanh (GCF), Chính phủ Việt Nam và UNDP, hơn 430 căn nhà an toàn chống chịu bão, lụt đã được xây dựng cho người nghèo và cận nghèo ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ 2018 tới nay.
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top