KTNT - Được thành lập từ năm 2008 với mục đích khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện Tiền Hải (Thái Bình) nhưng Ban quản lý khu du lịch sinh thái Cồn Vành (BQL Cồn Vành) lại thiếu trách nhiệm, để cho hoạt động tại đây khá bát nháo, khiến nhiều người bất bình.
Những người kinh doanh ven mặt nước phải đóng từ 3-6 triệu đồng/hộ/năm nhưng họ có được đảm bảo quyền lợi một cách chính đáng?
Tại mục 3, Điều 2, Quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày 26/06/2009 của UBND tỉnh Thái Bình về việc thành lập BQL Cồn Vành và mục 1.3, Điều 5, Quyết định số 3069/2009/QĐ-UBND ngày 15/10/2009 của UBND huyện Tiền Hải ban hành quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động ghi rõ nhiệm vụ của BQL Cồn Vành : “Làm đầu mối quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch theo quy định của pháp luật đối với mỗi ngành nghề kinh doanh trong khu du lịch. Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc thẩm định, cấp biển hiệu kinh doanh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trong khu du lịch”.
Quy định là vậy, song BQL Cồn Vành lại hoạt động một cách “khó hiểu”, thiếu trách nhiệm dẫn đến việc nhiều người làm kinh doanh dịch vụ nơi đây bất bình.
Trước hết là việc thu phí vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, mỗi hộ kinh doanh ven mặt nước đều phải đóng ít nhất là 3 triệu đồng/hộ/năm. Nhưng họ không hiểu quy định này ở đâu ra? và tại sao lại không đồng nhất mức giá mà thu từ 3 -6 triệu đồng/hộ/năm. Càng “trái khoáy” hơn, theo người dân nơi đây phản ánh, có đến 16 hộ phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” vì phải nộp tiền thuê đất cho ông Long (người có đất ở khu Cồn Vành) và nộp tiền cho BQL Cồn Vành. Và người dân cũng hoài nghi rằng, đây là khu dự án cấp tỉnh, nhà nước quản lý nhưng không hiểu vì lý do gì vẫn có hộ cá nhân sở hữu đất ở đây (?!).
Thu tiền là vậy nhưng BQL Cồn Vành lại thiếu trách nhiệm dẫn đến rác thải không xử lý kịp, an ninh trật tự không đảm bảo, hay mất trộm. Thậm chí, dịp cuối tháng 5 vừa qua có hộ gia kinh doanh bị kẻ gian đốt xe hàng với trị giá hơn 50 triệu đồng, người bị hại cũng chỉ biết “kêu trời” vì cách hành xử “tắc trách” của BQL Cồn Vành.
Bà Vũ Minh Tươi, người bị phá hàng, bức xúc: “Chúng tôi không hiểu BQL Cồn Vành ở đây có vai trò như thế nào, quản lý hoạt động ở đây bảo vệ người dân hay vì lợi ích cá nhân. Tài sản của chúng tôi bị phá như vậy nhưng họ không quan tâm lại còn có hành vi thiếu trách nhiệm”.
Chưa dừng lại ở đó, việc đội an ninh trật tự mà BQL Cồn Vành “tự” thành lập gồm 6 người lại không được đào tạo về nghiệp vụ. Qua đó, người dân cũng hoài nghi rằng việc ký hợp đồng với đội an ninh trật tự này có đúng đối tượng, dẫn đến việc người kinh doanh bị thiệt hại.
Mặt khác, việc thu phí trông giữ xe của khách vào Cồn Vành lại không được đấu thầu mà BQL Cồn Vành “gạt ngang” cho đội bảo vệ an ninh trật tự thu nhưng không kiểm soát được mức thu dẫn đến việc thu ngân sách nơi đây có thể bị “bỏ sót”?
Ông Đào Mạnh Thắng, Trưởng BQL Cồn Vành, thừa nhận những sai phạm tồn tại ở đây với chúng tôi và phản ánh của người dân là có cơ sở nhưng khi được hỏi tại sao không xử lý thì vị trưởng ban này cho hay: “Từ trước chúng tôi đã làm như vậy và có chỗ là người có quan hệ trên tỉnh nên khó?!”.
Đây chỉ là một trong số những việc “khuất tất” đang diễn ra ở Khu du lịch sinh thái Cồn Vành. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc kỳ tiếp theo.
Thuộc xã Nam Phú (Tiền Hải), Cồn Vành nằm cách trung tâm thị trấn 25 km về phía Nam và thành phố Thái Bình khoảng 45 km về phía Đông. So với các bãi biển ở miền Bắc, Cồn Vành có vẻ đẹp nguyên sơ với bờ cát dài khoảng 6km và sóng không quá lớn. Du khách đến đây ngoài tắm biển, còn có thể nghỉ ngơi ngay trên bờ cát và đón những cơn gió mát lành từ biển thổi vào. Đây còn được ví là cửa ngõ du lịch vịnh Bắc Bộ. |
Nhất Nam
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.