Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2022 | 11:27

Học sinh Quảng Trị nô nức đón ngày khai trường

Sáng ngày 5/9, hơn 170 nghìn học sinh các cấp của 399 trường học trên địa bàn tỉnh tưng bừng khai giảng năm học mới 2022 – 2023 trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát tạo nên bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.

Lễ khai giảng được tổ chức đồng loạt từ 7h30 với các nội dung như chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em sinh viên, học sinh cả nước. Trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, làm tốt chức trách, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề, với học sinh thân yêu vì sự nghiệp trồng người. Chủ tịch nước cũng mong muốn các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa đến sự học của con cái; nhắc nhở các em học sinh, sinh viên phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại, có khát vọng cống hiến, góp phần xây dựng đất nước thêm giàu mạnh và phồn vinh.

 

q11.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đánh trống khai giảng tại trường tiểu học Thuận, xã Thuận, huyện Hướng Hóa

 

Năm học mới 2022-2023, lễ khai giảng diễn ra với nhiều phấn khởi và háo hức của thầy và trò toàn ngành giáo dục và đào tạo sau hơn 2 năm học bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Ngành xác định chủ đề năm học 2022 - 2023 là: “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”.

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, năm học 2022 - 2023, số lượng trường học trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị là 399 trường (trong đó công lập 378 trường, tư thục 21 trường. Cũng trong năm học 2022 – 2023, Quảng Trị có 29.908 học sinh và 597 cán bộ quản lý, giáo viên là người dân tộc thiểu số.Trước đó, trong năm học 2021 - 2022, có 17 lớp cán bộ, công chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Bru-Vân Kiều với 1.011 lượt người được bồi dưỡng và 958 người được cấp chứng chỉ.

 

q1.jpg
Lễ khai giảng ở trường Trung học phổ thông Chế Lan Viên (huyện Cam Lộ)

 

Cũng theo Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, thời gian tới, Sở và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát biên chế và cơ cấu đội ngũ các đơn vị để triển khai thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái viên chức từ đơn vị thừa đến đơn vị thiếu, đồng thời tuyển dụng, bố trí đủ giáo viên cho các trường học đầu năm học mới.

 

q4.jpg
Lễ khai giảng tại trường tiểu học Thuận ( huyện Hướng Hóa ). 

 

Bước vào năm học mới 2022-2023, ngành GD&ĐT quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ: Sắp xếp hợp lý mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh; tổ chức hiệu quả hoạt động của các trường học sau sáp nhập. Củng cố, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Đẩy mạnh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Chủ động, không được chủ quan, lơ là trong công tác chỉ đạo phòng, chống COVID-19; tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Quảng Trị đạt kết quả cao.

 

mam-no-thanh-co.jpg
Cô và trò trường mầm non Thành Cổ náo nức đón ngày khai trường.

 

Đẩy mạnh triển khai thực hiện và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, kỷ cương tăng cường an ninh, an toàn trường học, chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học, xây dựng văn hóa học đường, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Triển khai thực hiện nghiêm túc quy định nêu gương đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong toàn ngành. 

Tập trung thực hiện tốt việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và phương thức thi, kiểm tra, đánh giá, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thực chất ở các cấp học, bậc học, tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đặc biệt vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa...

 

 

Lê Cử
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top