Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 4 năm 2017 | 2:41

Hội nghị BCH T.Ư HLVVN lần thứ tư khoá VI: Bàn giải pháp vượt qua thách thức

KTNT - Thách thức lớn nhất của các tổ chức hội xã hội nghề nghiệp, trong đó có các cấp HLV Việt Nam, là sự sụt giảm về ngân sách do khó khăn chung của nền kinh tế. Làm sao để vượt qua thách thức đó để tiếp tục hoạt động có hiệu quả, phát triển tổ chức, xây dựng kinh tế VAC đúng định hướng, phù hợp yêu cầu thị trường,... là nội dung cần được thảo luận tại Hội nghị lần thứ tư BCH T.Ư HLVVN khoá VI này, GS. TS Ngô Thế Dân, Chủ tịch HLV khoá VI nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ tư BCH T.Ư HLVVN khoá VI tại TP. Huế (Thừa Thiên - Huế) ngày 14/4/2017.

>> Hội nghị lần thứ 6 Ban Thường vụ HLV Việt Nam khoá 6: Xây dựng giải pháp cho hoạt động Hội những năm tới

GS-TS Ngô Thế Dân phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ tư BCH TƯ khoá VI

Báo cáo tình hình hoạt động của HLV Việt Nam năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 nêu rõ: Năm 2016, sản xuất nông nghiệp nước ta đối mặt với những khó khăn, thách thức do thiên tai (rét hại, mưa lũ khu vực phía Bắc; hạn hán ở Tây Nguyên; xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long), sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, ngân sách nhà nước khó khăn và những thay đổi về chính sách đối với các tổ chức hội nghề nghiệp. Tuy vậy, bằng sự nỗ lực tự vận động và sáng tạo trong hoạt động nên tổ chức Hội các cấp vẫn duy trì được sự phát triển cả về tổ chức, phong trào làm kinh tế VAC, kinh tế trang trại và triển khai có kết quả nhiều chương trình, dự án, đề tài khoa học.

Việc thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Hội và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã góp phần quan trọng trong tập huấn, dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ trang trại VAC), mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản xuất sản phẩm sạch, an toàn, tham gia có hiệu quả vào tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới..

Tuy vậy, báo cáo nhấn mạnh: Hoạt động của tổ chức Hội ở địa phương chưa đồng đều do năng lực yếu, chậm đổi mới để có đủ năng lực tham gia vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế của địa phương, tổ chức các hoạt động dịch vụ để có nguồn lực hoạt động trong bối cảnh nhà nước có những chính sách thay đổi về quản lý đối với tổ chức hội xã hội nghề nghiệp, việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở cả trung ương và địa phương còn thiếu chặt chẽ và chưa rộng rãi.

Ông Võ An, Chủ tịch Hội ngành nghề nông nghiệp, nông thôn Sơn La phát biểu tham luận.

Bằng cách tổ chức sáng tạo, Hội Ngành nghề nông nghiệp, nông thôn Sơn La gồm nhiều hội ngành nghề (Hội Làm vườn, Hội Nuôi ong, Hội Sinh vật cảnh,...) nên đã phát huy hiệu quả vốn đầu tư hỗ trợ, gắn kết các mảng hoạt động  trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trong khi giảm được đầu mối chỉ đạo, giảm sự hỗ trợ và giảm được số cán bộ quản lý lĩnh vực trọng yếu này. Bằng việc chú trọng giúp hội viên xoá đói giảm nghèo hiệu quả, vai trò, vị trí của Hội đã có chỗ đứng trong lòng dân, cấp uỷ và chính quyền. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào 14 hợp tác xã do Hội tổ chức. Đó là hình thức thích nghi hoàn cảnh mới của Hội ngành nghề nông nghiệp, nông thôn mà HLV làm nòng cốt, là trao đổi của ông Võ An, Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp, nông thôn Sơn La.

Giúp nông dân thay đổi tư duy trong liên kết để sản xuất hàng hoá chất lượng cao, hiệu quả lớn được HLV Trà Vinh xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ này, HLV Trà Vinh đã tạo được sự tin tưởng của hội viên và chính quyền các cấp. Từ sự tin tưởng này, Hội được giao nhiệm vụ xây dựng những mô hình Hợp tác xã phù hợp từng vùng, từng sản phẩm. Gắn tổ chức hoạt động của HTX với tổ chức sản xuất an toàn theo VietGAP và bao tiêu sản phẩm. Đó là nội dung chính trong tham luận của ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch HLV Trà Vinh.

Trao đổi về thay đổi bộ máy tổ chức để phù hợp tình hình Nhà nước giảm hỗ trợ, ông Phạm Đình Khuê, Chủ tịch HLV Lào Cai, chia sẻ: Lào Cai chỉ xây dựng HLV ở tỉnh, ở huyện là các chi hội, có sự tham gia của cán bộ ngành nông nghiệp huyện (để chỉ đạo, xây dựng định hướng hoạt động) và các chủ trang trại điển hình (để giải quyết vấn đề kinh phí và nội dung hoạt động của Hội). Cứ có 20 hội viên xây dựng một phân hội. Bộ máy gọn nhẹ, tâm huyết. Quan điểm của Lào Cai là phải thu hút hơn 400 chủ trang trại và các doanh nghiệp gia nhập Hội, lực lượng này vừa là nòng cốt của tổ chức Hội, vừa là nòng cốt trong việc mở rộng hoạt động dịch vụ nhằm tạo kinh phí và vị thế cho Hội hoạt động.

Đại biểu dự Hội nghị thưởng thức sản vật nghề vườn và trao đổi kinh nghiệm hoạt động Hội.

Phát biểu tại hội nghị, TS Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho rằng, xuất khẩu rau - hoa - quả được xác định là mặt hàng chiến lược trong xuất khẩu của nông sản Việt. Thực tế là, xuất khẩu rau - hoa - quả có sự phát triển với tốc độ cực cao và thị trường rộng mở, đó chính là lợi thế của Hội. Trên cơ sở lợi thế đó, Hội cần mở rộng liên kết với các bộ ngành, nhất là ngành nông nghiệp và khoa học - công nghệ để tiếp cận nhanh tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường; tạo mối liên kết cùng có lợi giữa nhà vườn, doanh nghiệp và nhà khoa học nhằm tạo ra sự liên kết bền vững trên cơ sở tuy duy mới - tư duy sản xuất hàng hoá trên cơ sở liên kết, quy mô lớn...

Tại hội nghị, BCH đã bầu bổ sung 4 uỷ viên BCH: TS. Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả phía Nam; ông Nguyễn Văn Giàu, chủ trang trại của tỉnh Tuyên Quang; ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch mới của HLV Long An.

Cũng tại hội nghị, BCH đã bầu bổ sung 3 uỷ viên Ban Thường vụ: TS. Trần Văn Khởi, PGS- TS Nguyễn Xuân Hồng (nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật), TS Nguyễn Minh Châu. 

Hội nghị đã nhất trí bầu bổ sung PGS-TS Nguyễn Xuân Hồng làm Phó chủ tịch Trung ương Hội.

Hội nghị đã thông qua 6 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017: Tiếp tục duy trì và củng cố tổ chức Hội để có khả năng đáp ứng trong tình hình mới; tiếp tục vận động hội viên tham gia phong trào Thi đua làm VAC giỏi với nội dung thiết thực, hiệu quả và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với các ban, ngành các cấp tổ chức đào tạo, tập huấn cho hội viên tập trung vào chủ đề thực hiện quy trình sản xuất VAC theo tiêu chuẩn VietGAP và ứng dụng công nghệ cao. Tích cực nghiên cứu, đề xuất và triển khai tốt các dự án, đề tài, các chương trình huấn luyện, đào tạo nghề; mở thêm phạm vi hoạt động của Hội và phát triển các dịch vụ có thu. Phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT kiểm điểm và đánh giá việc thực hiện Nghị quyết liên tịch và xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể cho năm 2017 và những năm tiếp theo. Đôn đốc các cấp Hội hết nhiệm kỳ xúc tiến đại hội và chuẩn bị tốt nhân sự đáp ứng yêu cầu phát triển Hội trong tình hình mới (Nhà nước thực hiện đề án đổi mới công tác về quản lý hội). Củng cố bộ máy Văn phòng Trung ương Hội để nâng cao chất lượng chỉ đạo, kết nối các bộ ngành, địa phương, phổ biến kinh nghiệm...

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top