Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 29 tháng 11 năm 2017 | 10:2

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 6

Sáng 29/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XII của Đảng.

Dự hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Phó Bí thư các tỉnh ủy, thành ủy; Ban Cán sự Đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đồng chí lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương...

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cho biết, Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã thảo luận và quyết định ban hành những nghị quyết, kết luận rất quan trọng.

Trong đó có 4 Nghị quyết: Nghị quyết số 18-NQ/TW một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng chí Nguyễn Văn Thưởng cho biết trong hội nghị này, các đại biểu sẽ được nghe các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng, những người trực tiếp chỉ đạo quá trình chuẩn bị xây dựng các đề án trình Hội nghị Trung ương 6 giới thiệu, quán triệt nội dung các nghị quyết nêu trên.

Với mong muốn quá trình học tập, nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Nghị quyết Trung ương 6 đạt kết quả cao, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng lưu ý 4 điểm lớn.

Thứ nhất, 4 nghị quyết mà Hội nghị Trung ương 6 ban hành là những quyết sách quan trọng của Đảng, đề cập đến nhiều vấn đề rộng lớn, hệ trọng của đất nước, vừa cơ bản, vừa cấp bách và là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra.

Vì vậy, đây là những vấn đề rất khó, phức tạp và nhạy cảm liên quan đến đổi mới, phát triển xã hội, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế và những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; về quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội, đồng thời cũng là những vấn đề tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân…

Thứ hai, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đề nghị các đại biểu đào sâu nghiên cứu, nắm thật chắc những nội dung cơ bản của các nghị quyết, nhất là những điểm mới, những luận điểm cốt lõi, thể hiện sự phát triển về nhận thức và lý luận của Đảng trong các vấn đề đã nêu để có chương trình, kế hoạch hành động, đề ra biện pháp, xây dựng lộ trình, bố trí nguồn lực, phân công trách nhiệm, xác định quyết tâm tạo được những chuyển biến rõ rệt trong đời sống xã hội ở những lĩnh vực mà nghị quyết đề cập.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, quán triệt và tuyên truyền thực hiện nghị quyết…

Cuối cùng, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị trong quá trình tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, cấp ủy các cấp cần tổng hợp những đề xuất, kiến nghị, kể cả những ý kiến khác nhau trong nhận thức và tổ chức thực hiện, phối hợp với các cơ quan của Trung ương nếu thấy cần thiết để giải đáp kịp thời. Kiên quyết đấu tranh với những ý kiến không mang tính chất xây dựng, những quan điểm sai trái, thù địch, gây trở ngại cho quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giới thiệu Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo chương trình làm việc, sáng nay (29/11), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Chiều 29/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ giới thiệu Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Sáng 30/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.

Hội nghị kết thúc sau buổi sáng ngày 30/11.

Nguyễn Hoàng/Chinhphu.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top