Đây là chuyến thăm của Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tới Myanmar sau 20 năm kể từ chuyến thăm của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào năm 1997.
Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Chính thức Cộng hòa Indonesia, sáng 24/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar theo lời mời của Tổng thống Myanmar Tin Cho.
Đây là chuyến thăm của Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tới Myanmar sau 20 năm kể từ chuyến thăm của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào năm 1997 và diễn ra vào thời điểm Myanmar đang bước sang thời kỳ mới.
Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng, tạo xung lực đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam-Myanmar phát triển lên tầm cao mới.
Việt Nam và Myanmar là hai nước láng giềng gần gũi ở Đông Nam Á, có nhiều nét tương đồng về lịch sử và truyền thống văn hóa, cùng chia sẻ nhiều lợi ích và có nhiều tiềm năng, thế mạnh bổ sung cho nhau.
Trải qua hơn 40 năm kể từ sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Myanmar trên cơ sở nền tảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và anh hùng Aung San gây dựng không ngừng phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Hai bên duy trì việc trao đổi đoàn và tiếp xúc ở các cấp, góp phần tăng cường tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau.
Quan hệ kinh tế, thương mại-đầu tư phát triển vững chắc, được coi là điểm sáng trong quan hệ hai nước.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 và nhà đầu tư lớn thứ 7 của Myanmar. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đạt gần 550 triệu USD, tăng hơn 22% so với năm 2015, hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra. Hai bên hiện đang duy trì cơ chế họp thường niên Tiểu ban hỗn hợp về Thương mại.
Về đầu tư, tính đến tháng 1/2017, Việt Nam có 59 dự án đầu tư sang Myanmar được cấp phép với vốn đăng ký 1,42 tỷ đô la Mỹ. Trong đó có một số dự án tiêu biểu như Trung tâm phức hợp Hoàng Anh Gia Lai, Dự án khai thác đá granit của Công ty Cổ phần Sông Đà, Liên doanh giữa Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel với đối tác Myanmar đầu tư cung cấp mạng viễn thông tại Myanmar…
Là các nước thành viên ASEAN, Việt Nam và Myanmar có nhiều lợi ích tương đồng, tiềm năng hợp tác còn rộng lớn.
Trong những năm gần đây, kinh tế Myanmar phát triển mạnh mẽ nhờ các chính sách cải cách về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn năm 2016-2017 dự kiến đạt khoảng 8%.
Myanmar chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài, tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở về giao thông, điện, thông tin; phát triển nông nghiệp hiện đại...
Đây cũng là những lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm và có thế mạnh. Điều này sẽ tạo nên sự gắn kết ngày càng bền chặt hơn giữa hai nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Myanmar có quan hệ hợp tác thường xuyên và chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và thế giới như ASEAN, Liên hiệp quốc, Phong trào Không liên kết….
Hai bên cam kết phối hợp cùng các nước ASEAN khác thúc đẩy nỗ lực Xây dựng Cộng đồng ASEAN, nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực.
Chuyến thăm Myanmar lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển; khẳng định chính sách Việt Nam tiếp tục coi trọng và tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng trong khu vực, đặc biệt là các nước ASEAN.
Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm Myanmar bước sang thời kỳ phát triển mới. Chuyến thăm sẽ tạo một dấu mốc quan trọng, nhằm thiết lập khuôn khổ hợp tác, xác định phương hướng chỉ đạo, tạo đột phá cho quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước, nhất là thương mại, đầu tư, an ninh-quốc phòng..
Theo Xuân Dần/VOV
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.