Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 24 tháng 8 năm 2019 | 21:33

Hơn 190.000 ha đất nông, lâm nghiệp đang bị lấn chiếm, tranh chấp

Có hơn 190.000 ha đất nông, lâm nghiệp đang lấn chiếm, có tranh chấp cần được xử lý… là thông tin được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tại cuộc toạ đàm "Quản lý, sử dụng đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp" mới đây.

Hơn 1 triệu ha đất đang được giao không thu tiền

Tại cuộc tọa đàm, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Lê Thanh Khuyến cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, tính đến hết tháng 7/2019, tổng số công ty nông, lâm nghiệp và chi nhánh sau rà soát là 246 công ty với diện tích giữ lại là 1.868.538 ha, tại 45 tỉnh, thành phố.

Trong đó, đất giao, khoán, liên doanh liên kết, cho thuê, mượn, đang có tranh chấp, bị lấn, chiếm là 245.787 ha, chiếm 13,15% tổng diện tích dự kiến giữ lại. Riêng diện tích đất đang có tranh chấp, lấn, chiếm (thực tế doanh nghiệp không quản lý được đất) là 56.669 ha, chiếm 3,03%. 

 

toadamdatdai_2.jpg
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc tọa đàm. Ảnh: Thoibaotaichinhvietnam.vn

 

Về hình thức giao đất, có 1.007.386 ha, chiếm 53,91% tổng diện tích dự kiến giữ lại là đất đang sử dụng theo hình thức giao đất, Nhà nước không thu tiền sử dụng đất. Số đất đang sử dụng theo hình thức thuê đất, trả tiền hàng năm là 706.575 ha, chiếm 37,81%. Còn lại là 154.576 ha đất đang sử dụng nhưng chưa lập hồ sơ giao đất, thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

Diện tích dự kiến các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương để quản lý, sử dụng là 463.088 ha. Trong đó, đất giao khoán, liên doanh liên kết, cho thuê, mượn, đang có tranh chấp, bị lấn chiếm là 267.445 ha, chiếm 57,75% tổng diện tích dự kiến bàn giao. Riêng đất đang có tranh chấp, bị lấn chiếm là 133.800 ha, chiếm 28,89% tổng diện tích dự kiến bàn giao.

Như vậy, tổng số diện tích đất nông, lâm nghiệp đang có tranh chấp, bị lấn chiếm là 190.469 ha.

Quản lý lỏng lẻo thiếu tin cậy

Đánh giá các kết quả đạt được trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai theo Nghị quyết số 30-NQ/TW, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nhìn chung đã xác định cụ thể đối tượng sử dụng đất để làm rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ sự nghiệp công ích; xác định nhu cầu và phạm vi sử dụng đất để có kế hoạch sử dụng hiệu quả. Việc sử dụng quỹ đất của Nhà nước mà các nông trường, lâm trường đang quản lý để liên doanh, liên kết, cho thuê, mượn; đất bị tranh chấp, lấn chiếm đã được hạn chế và có xu hướng giảm…

Tuy nhiên, những tồn tại, hạn chế còn lại cũng không ít. Đó là hiệu quả sử dụng đất chưa cao; còn tình trạng sử dụng quỹ đất của Nhà nước giao, cho thuê để cho thuê, cho mượn, liên danh liên kết trái pháp luật; tình trạng lợi dụng ranh giới giữa các loại rừng không rõ ràng để khai thác rừng không đúng pháp luật còn diễn ra. Tình trạng sử dụng đất không đúng đối tượng, không đúng mục đích vẫn còn xảy ra, gây lãng phí nguồn tài nguyên.

Việc xác định nghĩa vụ tài chính của các tổ chức sử dụng đất còn chưa đúng, đủ theo diện tích, loại đất đang sử dụng. Nhiều công ty nông nghiệp, lâm nghiệp đã cổ phần hóa hoặc đã chuyển thành mô hình hai, ba thành viên nhưng vẫn chưa thực hiện chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất; vẫn sử dụng nhiều diện tích đất Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc chưa xác định hình thức giao đất, thuê đất….

Phần lớn diện tích bên trong các nông trường, lâm trường và diện tích bàn giao về địa phương chưa thực hiện việc đo đạc, rà soát chi tiết; các địa phương chưa quan tâm đầu tư về kinh phí cho rà soát, đo đạc, thiết lập hồ sơ quản lý đất đai và chỉ đạo sát sao nên hầu hết các đơn vị chỉ rà soát trên cơ sở số liệu sẵn có trên sổ sách mà không thực hiện việc rà soát đo đạc, cắm mốc ngoài thực địa; từ đó dẫn đến tình trạng hồ sơ đất đai không đầy đủ, không rõ ràng.

Thực tế phần diện tích đất đai các nông trường, lâm trường giữ lại và bàn giao về địa phương qua báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp và qua báo cáo theo từng chuyên đề của các địa phương cho thấy số liệu chênh lệch nhau rất lớn càng chứng tỏ sự quản lý không tập trung, thiếu thống nhất, thiếu nguồn số liệu, thông tin tin cậy, ổn định.

Dứt khoát thu hồi số đất đai bị lấn chiếm trái pháp luật

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), các công ty nông lâm rất đặc thù, thường ở vùng sâu, vùng xa nên cần có cơ chế đặc thù để xử lý, đặc biệt về các cơ chế tài chính như hỗ trợ từ ngân sách, bổ sung vốn điều lệ... Xem xét chưa bàn giao vốn nhà nước về SCIC đối với các công ty nông, lâm nghiệp thuộc địa phương để việc quản lý được thông suốt gắn với quản lý đất đai, rừng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đánh giá cao những ý kiến, tham luận trình bày. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng nêu rõ những vấn đề cần phải lưu ý qua các ý kiến này. Đó là diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp còn nắm giữ vẫn quá lớn so với nhu cầu thực tế và năng lực quản lý, do đó cần tiếp tục rà soát.

Trong số đất giữ lại, số đã được phê duyệt phương án sử dụng đất mới đạt 47,6%. Diện tích đất Nhà nước giao không thu tiền chiếm 53,91%, diện tích đất cho thuê có thu tiền mới chỉ chiếm 37,6%. Đặc biệt diện tích giao đất nhưng chưa lập hồ sơ còn khá lớn. Phó Thủ tướng yêu cầu phải rà soát lại hiệu quả sử dụng đất trong vấn đề này, .

Đối với số đất có tranh chấp, bị lấn chiếm, Phó Thủ tướng yêu cầu số đất bị lấn chiếm trái pháp luật phải dứt khoát thu hồi, số đất có tranh chấp phải được phân xử theo tinh thần thượng tôn pháp luật.

Cưỡng chế các trạm dừng chân lấn chiếm đất rừng, đất hành lang quốc lộ 28B (QL- đèo Đại Ninh)

UBND H.Bắc Bình vừa báo cáo tỉnh Bình Thuận về các trường hợp lấn chiếm đất rừng, đất hành lang quốc lộ 28B (QL- đèo Đại Ninh) xây dựng trạm dừng chân trái phép.

 

hoang-yen_egzz.jpg
Một trạm dừng chân trái phép trên đỉnh đèo Đại Ninh nằm trên QL 28B. Ảnh Thanhnien,vn

 

Cụ thể, trong báo cáo của Chủ tịch UBND H.Bắc Bình Lê Văn Long (ký ngày 19.8), cho biết hiện có 4 trường hợp đều là người dân H. Đức Trọng (Lâm Đồng) đến lấn chiếm hành lang an toàn quốc lộ 28B cũng như đất rừng và đất nhà máy thủy điện để xây dựng các công trình kiên cố và bán kiên cố một cách trái phép. Đơn cử, trường hợp của ông Trần Văn Lệ (36 tuổi, trú xã Đà Loan, H.Đức Trọng) đến lấn chiếm 635m2 và xây trạm dừng chân kiên cố ngay trong hành lang đất của nhà máy thủy điện Đại Ninh (Km 38+600, QL 28B) từ tháng 12.2018. Ngày 3.7.2019, UBND H. Bắc Bình đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 21,5 triệu đồng và buộc tháo dỡ, nhưng ông này chỉ dừng thi công và không chấp hành nộp phạt.

 

 

 

PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top