Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 7 năm 2017 | 10:20

Hồng không hạt Bảo Lâm nổi tiếng đến mức nào?

Hồng không hạt không chỉ trở thành cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình ở Bảo Lâm, mà còn nổi tiếng bởi sự tươi ngon và hương vị...

Theo lời kể của những vị Già Làng trong vùng, lịch sử của những cây hồng không hạt đã có trên 100 năm. Ngay các vị Già làng đã trên 80 – 90 tuổi cũng không biết, khi lớn lên họ đã thấy cây hồng hiện diện trong vườn, trên đồi nhà từ khi nào rồi. Từ đó cây hồng không hạt đã gắn bó với biết bao thế hệ con người, gắn bó với đồng bào dân tộc Tày, Nùng trên vùng đất đồi núi biên giới, nằm ở phía Bắc của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Thường vào rằm tháng Tám âm lịch, quả hồng không hạt Bảo Lâm được dùng làm quà biếu cho bạn bè và người thân, được bày trên mâm ngũ quả trong dịp Tết Trung thu truyền thống. Nét văn hóa đặc thù này đã làm cho giá trị và danh tiếng của hồng được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay.

hong khong hat bao lam noi tieng den muc nao hinh 1
Đặc sản hồng không hạt được nhiều người tiêu dùng rất ưa chuộng. Ảnh: Tinhhoa.
Hồng đặc sản Bảo Lâm là giống hồng ngâm, quả cứng, thuận tiện cho việc vận chuyển nên không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi các nước khác. Hiện nay, việc tiêu thụ hồng chủ yếu qua các tư thương vào tận vườn nhà mua theo cây hoặc ra chợ mua hồng do nông dân hái mang bán, đôi khi qua các trung tâm dịch vụ thương mại của huyện và tỉnh. Hồng được thu gom mang bán tại các thành phố lớn có sức tiêu thụ hồng cao như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh...
Khu vực Bảo Lâm, đồng thời là một xã giáp biên nổi tiếng với cây hồng đặc sản. Hiện nay xã có gần 100 ha với hàng nghìn gốc hồng, trong đó có 75 ha cho thu hoạch, hầu như nhà nào cũng trồng cây đặc sản này, đã có nhiều vườn hồng cho thu từ 2 – 3,6 tấn quả, tương đương với 7 - 12 tấn thóc, ước tính giá trị đạt khoảng 20 - 40 triệu.
 
Hồng không hạt đã thực sự trở thành cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình ở đây. Hồng không hạt Bảo Lâm đã được tỉnh Lạng Sơn xác định là cây ăn quả đặc sản cần được ưu tiên nghiên cứu và phát triển ở các địa bàn có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp.
 
Chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa kinh tế quan trọng, việc phát triển chỉ dẫn địa lý là cần thiết để tạo ra giá trị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tác động tích cực đến nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các nước Châu Âu đã có kinh nghiệm hàng trăm năm về phát triển chỉ dẫn địa lý, ở đó các nhà sản xuất nhận thức rõ và đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động tập hợp thành tổ chức và đầu tư trí tuệ, công sức và kinh phí để phát triển chỉ dẫn địa lý của mình./.
 
Theo Phương Thảo - Hương Trang/khoahocphattrien
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top