Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 29 tháng 9 năm 2024  
Thứ năm, ngày 30 tháng 11 năm 2017 | 8:45

Huế: Hơn 110 tấn cá lồng đặc sản chết trắng do bị ngọt hóa kéo dài

Ngày 29/11, theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế), trong hai ngày 27 và 28/11, trên địa bàn 2 xã thuộc vùng cửa biển Tư Hiền là xã Vinh Hiền và xã Lộc Bình đã xảy ra tình trạng cá lồng nuôi chết hàng loạt. Ước tính số lượng ước tính hơn 110 tấn, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho bà con. Nguyên nhân là do nguồn nước đầm phá bị ngọt hóa suốt tháng qua.

Hơn 110 tấn cá lồng đặc sản chết trắng do bị ngọt hóa kéo dài 

Cụ thể xã Vinh Hiền với số lượng trên 82 tấn trong 1.300 lồng nuôi của 360 hộ dân, gây tổn thất khoảng 8 tỷ đồng. Còn tại xã Lộc Bình giáp ranh với xã Vinh Hiền tình trạng cá chết vào khoảng 30 tấn cá nuôi của 152 hộ dân. Cá chết chủ yếu là những loài cá đặc sản như cá vẩu, cá mú, nuôi được 8 tháng và đang trong thời kì thu hoạch.

Cá chết là những loại cá mang lại giá trị kinh tế cao

Được biết, trong 2 ngày qua cá chết ở 2 xã này vẫn được các thương lái thu mua nhưng với mức giá rất thấp dao động từ 40-50.000 đồng/kg đối với cá chết nhưng vẫn sử dụng được, cá còn sống thì từ 100-120.000 đồng với cá thu hoạch bán tháo. Trong khi đó, những loại cá này ngày thường có giá vào khoảng 220 - 240.000 đồng/kg.

Cá chết thương lái thu mua với giá rất thấp chỉ 40.000 đồng/kg

Trao đổi với PV Báo Kinh tế nông thôn, ông Mai Văn Xĩ, Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lộc cho biết: “Cá chết xảy ra ở 2 xã này đã xuất hiện từ đợt mưa lũ đầu tiên tháng 11 nhưng số lượng chết chỉ khoảng 10%. Nhưng qua đợt lũ thứ 2, đặc biệt là 2 ngày 27, 28/11 thì cá lồng chết trắng hàng loạt. Sau khi Phòng cử người xuống trực tiếp làm việc và lấy mẫu nước và cá phân tích, kết quả là do nguồn nước bị ngọt hóa và thiếu oxi vì mưa lũ kéo dài”.

“Đây là đợt cá nuôi trái vụ, người dân nuôi vượt lũ để bán Tết với giá trị cao hơn bình thường. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thiên tai đã khiến hàng trăm hộ nuôi cá tại tại 2 xã trên thuộc huyện Phú Lộc chịu thiệt hại nặng. Trước thực trạng trên, Phòng Nông nghiệp huyện cũng đã khuyến cáo nếu ngọt hóa trong nước không giảm, cá vẫn chết thì người dân phải cần trương thu hoạch để đảm bảo một phần vốn đầu tư ban đầu”. Ông Xĩ thông tin thêm.

PV.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Mỗi khi đất nước có thiên tai, dịch bệnh thì truyền thống yêu nước, tinh thần "tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo” luôn là bản chất tốt đẹp của người dân Việt Nam lại được phát huy.

  • Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.

  • Bảo Việt dành 5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

    Bảo Việt dành 5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

    Để kịp thời chung tay cùng đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra, Bảo Việt đã trích quỹ an sinh xã hội của Tập đoàn và các đơn vị thành viên để ủng hộ 5 tỷ đồng cho các tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3.

Top