Bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã xuất hiện tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế). Cụ thể, đã ghi nhận 09 con bò của 06 hộ trên địa bàn các xã: Điền Môn, Điền Lộc, Phong Mỹ, Phong Sơn và Phong Xuân bị bệnh viêm da nổi cục.
Huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã ghi nhận dịch bệnh viêm da nổi cục xảy ra ở 6 hộ, số bò bị nhiễm bệnh 09 con trên địa bàn các xã: Điền Môn, Điền Lộc, Phong Mỹ, Phong Sơn và Phong Xuân.
Trước tình hình này, UBND huyện Phong Điền chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: đẩy mạnh phun tiêu độc khử trùng, bên cạnh đó biện pháp phòng, chống bệnh tốt nhất là các hộ chăn nuôi trâu, bò cần chủ động phun thuốc diệt muỗi, ve, ruồi xung quanh khu vực chăn nuôi; hạn chế việc chăn thả rong, chủ động nguồn thức ăn tại chỗ cho trâu, bò.
Đặc biệt, không vận chuyển trâu, bò ra, vào vùng có dịch; thường xuyên rắc vôi bột tại khu vực chuồng trại. Đối với các địa phương đang có dịch bệnh viêm da nổi cục cần tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định, không để dịch lây lan, dây dưa kéo dài.
Đồng thời, yêu cầu các hộ chăn nuôi và người dân cần tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở gia súc. Tuyệt đối không giấu dịch; không mua bán vận chuyển trâu, bò bệnh hoặc chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt trâu, bò bệnh hoặc chết; không vứt xác trâu, bò chết ra môi trường; khi phát hiện gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh thì phải báo ngay chính quyền và cơ quan chức năng lấy mẫu bệnh xét nghiệm.
Qua quá trình rà soát thống kê, tổng đàn trâu, bò tại huyện Phong Điền có 6.343 con (đàn trâu: 2.523 con; đàn bò: 3.820 con). Đến ngày 27/5, đã tiêm được 5.355 liều (đạt 84,4% so với tổng đàn) vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn huyện, số còn lại chưa tiêm chủ yếu là trâu bò đang giai đoạn mang thai, bê nghé và trâu bò thả núi.
Bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò và không lây bệnh sang người. Virus này có sức đề kháng cao, có thể tồn tại ngoài môi trường từ 1 - 3 tháng. Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như: muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch; thời gian ủ bệnh trung bình 4 - 14 ngày… trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu: Sốt cao, bỏ ăn, suy nhược, gầy yếu,…
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.