Liên quan đến việc đơn vị thi công đang thảm bê tông nhựa thì gặp trời mưa rào tại dự án Đường phía đông đầm Lập An (Thừa Thiên - Huế), phía chủ đầu tư kiêm đơn vị giám sát cho biết, các đơn vị liên quan không lập biên bản hiện trường về việc này.
Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Văn Thạch Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Khu vực Khu Kinh tế, công nghiệp (chủ đầu tư kiêm đơn vị giám sát dự án Đường phía đông đầm Lập An) cho biết, các đơn vị liên quan không tiến hành lập biên bản làm việc tại hiện trường công trình (biên bản hiện trường) về việc đơn vị thi công đang thảm bê tông nhựa tại dự án thì gặp trời mưa rào.
Ông Tuấn giải thích, qua theo dõi giám sát nhận thấy việc thi công phù hợp với quy trình thi công nên không lập biên bản hiện trường. Cùng với đó, phía chủ đầu tư khẳng định, đoạn bê tông nhựa đang thảm thì gặp trời mưa rào vẫn đảm bảo chất lượng.
Minh chứng cho điều này, phía chủ đầu tư đã cung cấp đến PV Sổ ghi chép số liệu đo E do Phòng TN Kỹ thuật và Kiểm định công trình LAS-XD825, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng SDC (địa chỉ tại đường Tố Hữu, thành phố Huế) và các đơn vị liên quan thực hiện ngày 21/6.
Theo sổ ghi chép này, số liệu đo E thuộc dự án Đường phía đông đầm Lập An có các chỉ số như sau: Số đọc khi gia tải lần lượt là 53, 57, 62, 58 và 58; Số đọc khi giỡ tải là 11, 16, 14, 12 và 13; dl là 42, 41, 48, 46 và 45; Chỉ số mô đun đàn hồi là 1742, 1783, 1523, 1589 và 1625.
Đánh giá về việc này, có ý kiến cho rằng đây là hành động chưa phù hợp của đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công. Bởi lẽ, khi gặp những tình huống bất thường như vậy và cụ thể ở đây là đang tiến hành thảm bê tông nhựa thì gặp trời mưa rào, các bên cần phải lập biên bản hiện trường để ghi lại diễn tiến sự việc và đưa ra hướng xử lý sau đó.
Đường phía đông đầm Lập An là dự án trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên - Huế và đã từng bị hư hỏng nặng nề (dù đang trong quá trình thi công) do bão lụt vào cuối năm 2020. Thời điểm ấy, dư luận đã rất quan tâm và có những hoài nghi về chất lượng của dự án này. Đến nay, việc đang thảm bê tông nhựa thì gặp trời mưa và đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công không lập biên bản hiện trường khiến nhiều người thêm phần hoài nghi về chất lượng của dự án.
Để có lời giải đáp thỏa đáng, tin cậy hơn nữa đối với chất lượng của dự án Đường phía đông đầm Lập An dư luận cho rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ.
Liên quan đến dự án nói trên, mới đây Kinh tế nông thôn đã có bài viết: “Thảm bê tông nhựa trong mưa vẫn đảm bảo chất lượng?”. Cụ thể, vào khoảng 14h30’ – 14h55’ ngày 17/6, khi đơn vị thi công là Công ty cổ phần 1.5 đang tiến hành thảm bê tông nhựa tại Km1+800, đường Nguyễn Văn thuộc dự án Đường phía đông đầm Lập An thì gặp trời mưa rào.
Phía chủ đầu tư kiêm đơn vị giám sát dự án vẫn cho đơn vị thi công tiếp tục hoàn thiện phần công việc này vì cho rằng, thời điểm cơn mưa xảy ra, đơn vị thi công đang tiến hành lu lèn lớp bê tông nhựa và đã lu được 2/3 số lượt theo tiêu chuẩn. Hành động này dựa trên hướng dẫn tại tiêu chuẩn Mặt đường bê tông nhựa nóng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu, ký hiệu TCVN 8819:2011.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.