Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 8 năm 2022 | 14:33

Huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống dịp 2/9

Đầu năm 2022, Lễ hội đua thuyền huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là một trong các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hàng năm, vào dịp Quốc khánh 2/9, người dân huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) đều duy trì Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, tại bến phà Quán Hàu. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống, được bao thế hệ người dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế kỷ.

Theo Sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An thì Lễ hội đua thuyền ở vùng đất Khang Lộc xưa, gồm Quảng Ninh và Lệ Thủy ngày nay, đã từng tồn tại trên 500 năm, trải qua sự biến thiên, thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn không hề mai một. Dần dần, đua thuyền trở thành lễ hội văn hóa truyền thống đặc trưng của người dân huyện Quảng Ninh.

Trước Cách mạng tháng Tám (1945), Lễ hội đua thuyền được tổ chức 6 năm/lần, hay còn gọi là lục niên cận độ. Cũng như nhiều vùng quê khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, huyện Quảng Ninh là địa phương có phong trào đua thuyền phát triển, gắn với lịch sử hình thành, phản ánh đời sống tâm linh và xã hội của vùng đất. Đua thuyền, bơi chải nơi đây có nguồn gốc gắn với tín ngưỡng cầu mưa, cầu đảo, cầu ngư... và mong muốn một vụ mùa thắng lợi của nhân dân qua bao thế hệ.

duathuyen1.jpg
Lễ hội đua thuyền ở huyện Quảng Ninh hằng năm thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.

 

Theo các cụ cao niên ở những làng có nghề chài lưới, ngay từ đầu những năm ba mươi của thế kỷ trước, cư dân vùng sông nước ở các làng Phú Bình, Phú Dụn, Phú Hào, Hỏa Lò, Trúc Ly… đã tổ chức Lễ hội đua thuyền với ước nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình yên. Cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc vào tự nhiên, trời đất, sông nước, ngoài những nỗ lực của bản thân, người dân còn cần đến sự trợ giúp của thần linh để được thuận buồm xuôi gió. Vai trò và ý nghĩa tâm linh của lễ hội đua thuyền còn được phản ánh qua nghi lễ “buông phao” mang tính nhân văn sâu sắc, như một nén hương tưởng nhớ và mong muốn siêu độ cho những người tử nạn trên sông nước.

Bước vào thời đại mới hội nhập và phát triển, lễ hội lại có điều kiện mở rộng về quy mô, số lượng, chất lượng cũng như mục đích, ý nghĩa. Tuy nhiên, dù ở thời điểm nào, lễ hội đua thuyền truyền thống vẫn là nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ người dân nơi đây.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Quảng Ninh cũng đi qua những bước thăng trầm, phát triển và biến đổi để phù hợp với bối cảnh lịch sử. Kế thừa truyền thống, hoạt động lễ hội đua thuyền ngày càng phát huy được những giá trị tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân.

 

 

 

 

Lê Cử
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top