Văn phòng JICA Việt Nam vừa phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo giới thiệu diễn đàn thị trường nông nghiệp (AMPF), Bộ phận xúc tiến đầu tư nông nghiệp Nhật Bản (ABJD) và Kết nối doanh nghiệp Việt Nam -Nhật Bản
Sự kiện nhằm xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam và các tổ chức liên quan, nhằm phát triển kinh doanh trong tương lai. Tham dự sự kiện có 180 đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành của tỉnh Nghệ An, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam và các Hợp tác xã nông nghiệp.
Bên cạnh việc giới thiệu hoạt động và hệ thống hỗ trợ của ABJD và AMPF, sự kiện còn tổ chức chương trình giao lưu - kết nối doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam và Nhật Bản. Trong chương trình này, các bên tham gia đã trao đổi thông tin và chia sẻ quan điểm nhằm tìm kiếm khả năng hợp tác trong tương lai.
Phát biểu tại hội thảo, ông Kubo Yoshimoto, Phó trưởng đại diện văn phòng cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, nói: Giữa Nhật Bản và Việt Nam, tầm nhìn trung và dài hạn cho hợp tác nông nghiệp đã được xây dựng từ năm 2015 dựa trên các cuộc đối thoại chính sách giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nhật Bản và Việt Nam. Trong tầm nhìn này, Nghệ An là một trong những địa bàn ưu tiên hợp tác. Với việc tận dụng những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, con người và việc sử dụng công nghệ Nhật Bản trong sản xuất, chúng tôi kỳ vọng tối đa hóa hiệu quả của sự phát triển và đầu tư vào Nghệ An.
Ông Kubo Yoshitomo cũng bày tỏ hy vọng ABJD và AMPF sẽ đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời đầu tư của khu vực tư nhân vào tỉnh Nghệ An sẽ trở nên sôi động hơn nữa trong thời gian tới. ABJD được thành lập thuộc Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT, có vai trò kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam thông qua việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp cũng như thị trường nông nghiệp Việt Nam.
Trong khi đó, AMPF được thành lập tại tỉnh Nghệ An với nhiệm vụ thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích chuỗi giá trị thực phẩm, chia sẻ thông tin về nhu cầu thị trường cho người sản xuất và người kinh doanh, từ đó thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp địa phương.
Về phía Nghệ An, cũng đã tích cực, chủ động kêu gọi xúc tiến đầu tư từ bên ngoài thông qua tổ chức các sự kiện kết nối kinh doanh, phát triển các đặc sản địa phương, thực hiện các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư...
Ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, chia sẻ: Qua hội thảo, bằng việc tiếp cận ABJD, tỉnh Nghệ An có thêm một kênh quan trọng, giúp cho việc kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp 2 bên thuận lợi hơn. Đây cũng là dịp kết nối, mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Nghệ An, và hy vọng sẽ có nhiều hợp đồng được ký kết trong thời gian tới.
Được sự giúp đỡ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, hiện Nghệ An đã và đang triển khai 3 dự án do JICA hỗ trợ liên quan đến ngành Nông nghiệp, gồm: Dự án hợp tác kỹ thuật về quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp (đã hoàn thành); Dự án khôi phục, nâng cấp Hệ thống thủy lợi Bắc (dự án vốn vay đang triển khai); Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Nghệ An (Dự án JICA2 đang triển khai).
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.