Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vừa thông tin đến báo chí về việc công khai kết quả quan trắc tự động, liên tục khí thải của Formosa ở Hà Tĩnh và cho rằng vẫn an toàn đối với môi trường.
Sẽ giám sát chặt chẽ mọi biến động môi trường tại Formosa
Theo Bộ TN-MT, thực hiện Quyết định số 2604/QĐ-BTNMT ngày 9.11.2016 của Bộ TN-MT về việc phê duyệt nguyên tắc, lộ trình khắc phục các tồn tại, vi phạm về bảo vệ môi trường và kế hoạch giám sát môi trường, đến tháng 3.2017, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đã hoàn thành lắp đặt thiết bị xử lý và quan trắc tự động, liên tục khí thải với 8 thông số (lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2, bụi, SO2, NOx và CO) cho 20 ống khói và truyền dữ liệu trực tiếp về Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) và Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh để theo dõi, giám sát 24/24 giờ.
Cũng theo Bộ TN-MT, Formosa đã xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó các sự cố về khí thải, cụ thể: thiết lập chế độ cảnh báo khi nồng độ các thông số môi trường quan trắc đạt đến mức bằng 80% của ngưỡng giá trị Quy chuẩn kỹ thuật cho phép thì thực hiện ngay việc điều chỉnh nhiên liệu đốt hoặc điều chỉnh quy trình vận hành để giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải.
“Kết quả theo dõi, giám sát dữ liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục của Formosa trong thời gian qua luôn đạt và đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép”, Bộ TN-MT khẳng định.
Bộ TN-MT cho hay, theo quy định tại khoản 1 điều 47 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24.4.2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu: “Chủ nguồn thải khí thải công nghiệp thuộc danh mục các nguồn khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục của nghị định này phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN-MT địa phương”.
Do vậy, Formosa có trách nhiệm lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục; kiểm định, hiệu chuẩn và thử nghiệm thiết bị theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và truyền dữ liệu trực tuyến về các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để theo dõi, giám sát.
Bên cạnh đó, Bộ TN-MT cho biết, từ tháng 5.2017, Formosa đã hoàn thành bảng tin công khai dữ liệu quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục đặt tại cổng trụ sở Formosa (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Do vậy, mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận số liệu để cùng theo dõi, giám sát theo quy định.
Theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ TN-MT đang phối hợp chặt chẽ với UBND 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường biển và không khí xung quanh khu vực hoạt động của Formosa để kiểm soát và cảnh báo những biến động của môi trường xung quanh trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy này.
“Trước khi hệ thống quan trắc, cảnh báo nêu trên hoàn thành, Bộ TN-MT đã yêu cầu Formosa phối hợp với 2 đơn vị có năng lực thực hiện giám sát đối chứng độc lập. Trong đó, yêu cầu mở rộng phạm vi (quan trắc 20 điểm không khí xung quanh) và tăng tần suất giám sát (theo quy định là 6 tháng/lần, hiện Formosa đang thực hiện 1 tháng/lần) để theo dõi chặt chẽ mọi biến động chất lượng môi trường xung quanh và kịp thời có biện pháp xử lý. Kết quả quan trắc môi trường do 2 đơn vị thực hiện từ tháng 7.2016 đến nay đều đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật cho phép và tương đồng với các kết quả quan trắc trước đây khi Formosa chưa đi vào hoạt động”, Bộ TN-MT cho biết.
Hàng loạt thủ tục kiểm tra chuyên ngành về môi trường sẽ được bãi bỏ
Theo Thông tư 3/2018 của Bộ TN-MT ban hành nhằm sửa đổi, bãi bỏ thủ tục liên quan kiểm tra chuyên ngành, bổ sung một số điều của Thông tư 41 về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, từ ngày 1/10 tới đây, hàng loạt thủ tục do Bộ TN-MT yêu cầu trước đây sẽ được bãi bỏ.
Cụ thể, một số thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ này được đơn giản hóa hơn như: Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đối với cá nhân, tổ chức trực tiếp sử dụng phế liệu nhập làm nguyên liệu sản xuất (gọi chung là hồ sơ), chỉ quy định 1 báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thay vì phải có 7 báo cáo như trước đây. Hồ sơ cũng không còn yêu cầu phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Thứ 2, thời hạn của giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được Bộ này cấp từ 2 năm lên 3 năm, kể từ ngày cấp. Bỏ quy định thương nhân nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn phải đăng ký với Bộ TN-MT. Bỏ thủ tục xác nhận đăng ký nhập khẩu các chất HCFC, bỏ đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC đã được Bộ TN-MT xác nhận.
Thứ 3, hàng loạt thủ tục xuất nhập khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b, xuất nhập khẩu chất HCFC tại Bộ TN-MT, hồ sơ nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất nhập khẩu chất này, các thủ tục hành chính một cửa, đăng ký nhập xuất, chứng nhận đầu tư kinh doanh, hóa đơn bán hàng , xác nhận đăng ký nhập… chất HCFC của Bộ TN-MT cũng bị bãi bỏ.
Dịp này, một số nội dung trong Thông tư liên tịch số 47/2011 của Bộ Công thương và Bộ TN-MT quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn cũng được bãi bỏ một số nội dung và Thông tư liên tịch 178/2015 của Bộ Công thương - NN-PTNT - TN-MT - Y tế hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia cũng được bãi bỏ.
Điện Biên chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Bắc luôn phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai như: lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá. Những tác động của biến đổi khí hậu làm thay đổi về các điều kiện thời tiết.
Ông Đào Đức Thụy, Giám đốc Phụ trách Đài khí tượng thủy văn, tỉnh Điện Biên, cho biết: Những năm trở lại đây, thời tiết, khí hậu của Điện Biên ngày càng tăng... Trước đây, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21°C đến 23°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 13°C đến 18°C). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 đến tháng 9 (khoảng 25°C) và chỉ xảy ra ở ác khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Còn lượng mưa hàng năm trung bình từ 1500 mm đến 2200 mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, khí hậu Điện Biên nhiệt độ trung bình năm tăng dần. Cụ thể, năm 2011 nhiệt độ trung bình của năm là 22,30C; năm 2012 tăng lên 23,20C; năm 2017 là 25,60C. Đặc biệt lượng mưa thất thường hơn và có xu hướng giảm mạnh. Riêng, năm 2015 lượng mưa trung bình trong năm là 2.127mm/năm. Nhưng đến năm 2016 lượng mưa giảm còn 1.600mm/năm và đến năm 2017 lượng mưa giảm còn 1.490mm/năm.
Bên cạnh đó, các hiện tượng khí hậu cực đoan như: lũ ống, sạt lở đất đá, hạn hán, băng tuyết... đã làm diện tích đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, sạt lở... xảy ra ngày càng nhiều ở một số huyện như: Tuần Giáo, khu vực lòng chảo Điện Biên, Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà và TX. Mường Lay; đây là những huyện, thị có độ dốc cao, các khu vực taluy, tầng đất không dày.
Mặc dù những năm trở lại đây lượng mưa trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng giảm, tuy nhiên, các trận mưa thường không lớn nhưng mưa dai, kéo dài nên lớp đá bị phong hóa mạnh chạy dọc theo các taluy bị ngấm nước trở nên nhão, độ kết cấu yếu. Đặc biệt đối với các huyện, thị như: Mường Nhé, Nậm Pồ, TX. Mường Lay chất đất tơi xốp dẫn dễ bị sạt lở. Mưa nhiều, các taluy xuất hiện các khe nứt chia cắt lớp đá phong hóa thành khối nhỏ và đất, đá sụt xuống, kéo theo lớp đát đá phía dưới tham gia vào khối trượt, tạo thành những mảng sạt trượt lớn đến hàng trăm khối đất. Việc trượt lở đất, đá không chỉ diễn ra ở taluy dương mà còn cả taluy âm, sạt lở ăn sâu vào cả đường giao thông, làm hư hỏng đường giao thông, lấp đất sản xuất, công trình xây dựng và vùi lấp sông suối.
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Điện Biên, từ đầu năm 2018 đến nay, toàn tỉnh có 73 nhà dân bị thiệt hại, gần 300ha đất nông nghiệp, thủy sản bị vùi lấp, hư hỏng, hàng trăm con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, 14 điểm trường bị ngập, thiệt hại nặng do sạt lở, đổ tường, hỏng đường bê tông; 6 công trình thủy lợi cùng hàng trăm mét kênh bị đứt gãy, sạt lở vùi lấp; nhiều công trình nhà nước về y tế, trụ sở làm việc của xã cũng bị sạt lở, bùn đất ngập sâu.
Riêng thiệt hại về giao thông, mưa lũ làm 25 tuyến đường giao thông bị sạt lở với khoảng 700 vị trí sạt lở lớn nhỏ; hàng trăm nghìn mét khối đất đá sạt lở taluy dương gây tắc cống rãnh, nhiều tuyến đường nội tỉnh đi các huyện Nậm Pồ, Tủa Chùa bị ách tắc cục bộ.
Như vậy, việc biến đổi khí hậu trong những năm trở lại đây ở Điện Biên gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.