Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 7 năm 2016 | 9:30

Kết quả Quốc hội bầu 26 thành viên Chính phủ

Sáng nay (28/7), Quốc hội phê chuẩn thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, gồm: 5 Phó thủ tướng, 17 Bộ trưởng, 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đều nhận được số phiếu quá bán.

Có 488/494 đại biểu Quốc hội tham gia bỏ phiếu. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc Đỗ Văn Chiến đạt tỷ lệ phiếu đồng ý cao nhất, lần lượt là 97,77% và 97,57%.

Bộ trương Lao động, thương bình và xã hội Đào Ngọc Dung đạt tỷ lệ phiếu đồng ý thấp nhất với 80,97%. Ông Đào Ngọc Dung cũng là thành viên Chính phủ được phê chuẩn với tỷ lệ phiếu thấp nhất hồi tháng 4/2016 (trên 60%)

Kết quả cụ thể như sau:

5 Phó thủ tướng:

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, số phiếu đồng ý 469 (94,94%); không đồng ý 18 (3,64%)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, số phiếu đồng ý 483, (97,77%);  không đồng ý 5 (1,01%)

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, số phiếu đồng ý 476 (96,36%);  không đồng ý 12 (2,43%)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, số phiếu đồng ý 473 (95,75%); không đồng ý 15 (3,04%)

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, số phiếu đồng ý 445 (90,08%); không đồng ý 43 (8,70%)

17 Bộ trưởng:

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng, số phiếu đồng ý 477 (96,56%); không đồng ý 10 (2,02%)

Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, số phiếu đồng ý 473 (95,75%); không đồng ý 13 (2,63%)

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, số phiếu đồng ý 449 (90,89%); không đồng ý 38 (7,69%)

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, số phiếu đồng ý 448 (90,69%); không đồng ý 39 (7,89%)

Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, số phiếu đồng ý 452 (91,50%); không đồng ý 33 (6,68%)

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, số phiếu đồng ý (94,74%); không đồng ý 19 (3,85%)

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, số phiếu đồng ý 458 (92,71%); không đồng ý 29 (5,87%)

Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, số phiếu đồng ý 428 (86,64%); không đồng ý 57 (11,54%)

Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa, số phiếu đồng ý 451 (91,30%); không đồng ý 36 (7,29%)

Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, số phiếu đồng ý 412 (83,40%), không đồng ý 12 (14,57%)

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, số phiếu đồng ý 444 (89,88%); không đồng ý 41 (8,30%)

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, số phiếu đồng ý 458 (92,71%); không đồng ý 28 (5,67%)

Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, số phiếu đồng ý 400 (80,97%); không đồng ý 86 (17,41%)

Bộ trưởng Văn hoá, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, số phiếu đồng ý 452 (91,50%); không đồng ý 34 (6,88%)

Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh, số phiếu đồng ý 464 (93,93%); không đồng ý 20 (4,05%)

Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ, số phiếu đồng ý 454 (91,90%); không đồng ý 31 (6,28%)

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, số phiếu đồng ý 462 (93,52%); không đồng ý 25 (5,06%)

4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ông Đỗ Văn Chiến, số phiếu đồng ý 482 (97,57%); không đồng ý 5 (1,01%)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, số phiếu đồng ý 464 (93,93%); không đồng ý 23 (4,66%)

Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, số phiếu đồng ý 439 (88,87%); không đồng ý 48 (9,72%)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, số phiếu đồng ý 453 (91,70%); không đồng ý 32 (6,48%)

Với các nhân sự vừa được phê chuẩn, cơ cấu Chính phủ khoá 14 giữ nguyên số lượng 27 người như khoá 13. Trong đó, có 6 uỷ viên Bộ Chính trị  gồm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó thủ tướng Trương Hoà Bình, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Trong Chính phủ chỉ có một nhân sự không phải Uỷ viên trung ương Đảng là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bà cũng là thành viên nữ duy nhất.

DT.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top