Sáng 8/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển, chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Tuy nhiên, quá trình thực hiện kế hoạch này đã chậm 1 tháng so với dự kiến do các tỉnh bị mưa lũ, khối lượng công việc thống kê và xác định thiệt hại quá lớn, phức tạp, phạm vi rộng, đối tượng thiệt hại nhiều, thuộc nhiều thành phần và chưa có tiền lệ…
Ngày 4/11, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc kê khai, niêm yết, xác định thiệt hại, áp định mức, đồng thời hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của người dân.
Đến nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ đã tạm cấp 3.000 tỷ đồng cho 4 tỉnh. Tính đến ngày 7/11, đã có 2 tỉnh thực hiện chi trả đợt 1 cho người dân (Hà Tĩnh và Thừa-Thiên Huế) với 262 tỷ đồng.
Tại cuộc họp này, Bộ NN&PTNT đã đề xuất bổ sung định mức, đối tượng bồi thường thiệt hại cho người dân chưa có trong Quyết định 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Cơ sở nuôi ốc hương trên ao cát ven biển, cơ sở nuôi thuỷ sản chết từ 30-70%, cơ sở ương dưỡng giống cá mặn và lợ, cơ sở nuôi tôm siêu thâm canh, tàu khai thác thuỷ sản trong đầm phá, đối tượng kinh doanh dịch vụ ven biển. Đặc biệt, điều chỉnh, tách định mức hỗ trợ thiệt hại cho chủ tàu và người lao động trên các tàu khai thác có công suất máy trên 90 CV.
Về đối tượng, Bộ NN&PTNT kiến nghị bổ sung thêm các đối tượng, gồm: Các cơ sở chế biến nước mắm, hải sản khô, mắc ruốc, sản phẩm sứa còn tồn kho lớn do không tiêu thụ được; nhà hàng nổi cửa sông ven biển kinh doanh dịch vụ ăn uống và thu mua hải sản tươi sống, thuyền thu mua cá sống; chủ cơ sở kinh doanh hải sản trực tiếp mua hải sản ven biển nhưng có hộ khẩu không thuộc địa bàn xã, phường, thị trấn ven biển; cơ sở thu mua, buôn bán muối, lao động bốc vác, thu hoạch muối; chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hành, lưu trú, vui chơi giải trí tại các xã, phường, thị trấn ven biển.
Trong đề án của Bộ NN&PTNT dự kiến sẽ có chính sách hỗ trợ cho việc nâng cấp hoặc đóng mới khoảng 1.000 tàu đánh cá có công suất máy từ 90 CV trở lên để ngư dân đánh bắt xa bờ, thời gian thực hiện trong hai năm 2017-2018.
Một thông tin đáng quan tâm tại cuộc họp, đó là Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: Tất cả các hải sản khai thác được đã bảo đảm an toàn do kiểm soát tốt việc không khai thác cá tầng đáy biển. Trước đó, Bộ TN&MT đã công bố vùng biển đã sạch, bảo đảm cho việc tắm biển, du lịch, sản xuất kinh doanh.
Ảnh: VGP/Lê Sơn
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của Phó Thủ tướng Thường trực là việc giải quyết rốt ráo hơn 5.369 tấn hải sản còn tồn kho trong dân sao cho hợp lý, không để lãng phí. Sau khi trao đổi với các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng nêu giải pháp: Bộ TN&MT tổ chức tiêu huỷ đối với 966 tấn hải sản không bảo đảm an toàn thực phẩm và bồi thường 100% giá trị; đối với hơn 4.000 tấn hải sản bảo đảm an toàn thực phẩm nhưng chưa tiêu thụ được thì giao các địa phương tổ chức tiêu thụ và được hỗ trợ 30% giá trị; đối với gần 100 tấn hải sản an toàn nhưng đã quá hạn sử dụng thì chuyển sang chế biến thức ăn chăn nuôi, được hỗ trợ 70% giá trị. Các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện vấn đề này.Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh: Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển cùng các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc khắc phục sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, nhất là việc xác định đối tượng, thống kê số lượng được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị thiệt hại đúng đối tượng, khách quan, minh bạch.
Việc hỗ trợ sinh kế cho người dân 4 tỉnh miền Trung, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cố gắng hoàn thành nhanh, báo cáo Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo trong thời gian sớm nhất.
Đối với số tiền mà Công ty Formosa bồi thường thì thực hiện đúng quy định về bồi thường và hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại. Bên cạnh đó, hiện nay còn có nhiều chương trình lồng ghép phát triển kinh tế-xã hội được thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước cho địa phương cần được tiếp tục triển khai có hiệu quả.
Một trong những nhiệm vụ được Phó Thủ tướng lưu ý là các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với quá trình khắc phục sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung, qua đó đã từng bước ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân. Vùng biển ở đây đã an toàn cho các hoạt động du lịch, tắm biển, sản xuất kinh doanh.
Về phương hướng thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai các chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo và Phó Thủ tướng Thường trực đối với các vấn đề có liên quan.
Phó Thủ tướng cũng nêu rõ trách nhiệm của mọi công dân trong việc bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương, xây dựng khu dân cư an toàn, văn hoá, đoàn kết nhân dân để từng bước ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh của nhân dân. Chính phủ đã nỗ lực, cùng cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân ban hành nhiều giải pháp kịp thời trong việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho bà con, đồng thời lồng ghép các chính sách an sinh xã hội khác từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nhân dân.
Đối với trách nhiệm của từng bộ, ngành, cần theo đúng quy định trong Quyết định 1880/QĐ-TTg, triển khai khẩn trương, có hiệu quả, bảo đảm tiền bồi thường, hỗ trợ đến người dân bị thiệt hại kịp thời.
Về việc bổ sung đối tượng được hỗ trợ, Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần phải xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, khách quan, minh bạch, không để xảy ra không công bằng, dẫn đến những thắc mắc, khiếu nại trong nhân dân, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện.
Với những hạn chế trong triển khai thực hiện vừa qua, Phó Thủ tướng cho rằng còn chậm, tuy từ lý do khách quan, nhưng phải cố gắng khắc phục. Việc hỗ trợ gạo khẩn cấp cho người dân cần được đẩy nhanh hơn nữa.
Lê Sơn/Chinhphu.vn
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.