Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 9 năm 2021 | 21:20

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 5 và chủ động ứng phó mưa lũ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 6384/VPCP-NN ngày 12/9/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 5 và chủ động ứng phó mưa lũ.

bao-5.jpgBão số 5 gây hư hỏng một số công trình tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: HNM

 

Văn bản gửi tới UBND các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nêu rõ:

Ngày 11 và 12 tháng 9 năm 2021, bão số 5 đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Trung Trung Bộ, gây mưa rất lớn trên diện rộng, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi với tổng lượng mưa phổ biến trong 3 ngày qua từ 200-400mm, có nơi 700-800 mm, gây ngập cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân ở vùng thấp trũng, sạt lở một số tuyến giao thông.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành biểu dương và đánh giá cao thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo các địa phương đã chủ động, chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ kịp thời, hiệu quả, góp phần bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, ngư dân hoạt động trên biển và bảo đảm an toàn tính mạng người dân.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, thời gian tới có thể tiếp tục xảy ra mưa lớn tại khu vực, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo yêu cầu:

1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành và các địa phương:

- Khẩn trương chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ, chủ động huy động lực lượng hỗ trợ người dân nhanh chóng sửa chữa lại nhà cửa bị hư hại, tốc mái; hỗ trợ các hộ khó khăn ổn định đời sống; khắc phục sự cố sạt lở và triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.

- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp phù hợp bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của người dân, trong đó cần kiểm tra, rà soát, chủ động di dời dân cư khỏi khu vực bị ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; vận hành an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, không để xảy ra “lũ chồng lũ”.

- Trong quá trình triển khai công tác ứng phó với mưa lũ và khắc phục hậu quả thiên tai các ngành, các địa phương phải đặc biệt lưu ý công tác bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn tiếp tục theo dõi chặt chẽ, dự báo, thông tin kịp thời về diễn biến mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

3. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và các bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, ứng phó với bão số 5 (đánh giá cụ thể mặt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân từ công tác dự báo, cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, triển khai ứng phó) để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, ứng phó với thiên tai trong thời gian tới./.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top