Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 2 năm 2018 | 10:47

Khánh Hòa phê duyệt dự án đập ngăn mặn trên sông Cái gần 760 tỷ đồng

KTNT - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang với tổng mức đầu tư gần 760 tỷ đồng.

KTNT - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang với tổng mức đầu tư gần 760 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng gần 550 tỷ đồng, chi phí thiết bị hơn 38,5 tỷ đồng, chi phí đền bù hơn 27,7 tỷ đồng.

Trước mắt, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ cho tỉnh 208 tỷ đồng thông qua Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, dự án đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang là công trình cấp 3, có diện tích sử dụng đất hơn 3ha. Công trình này trùng với tuyến đường vành đai 2 đã được quy hoạch, nằm cách cầu đường sắt 75m về phía hạ lưu. Phương án đã được UBND tỉnh chọn là xây dựng đập ngăn mặn dạng đập trụ đỡ, đóng mở bằng cửa van trục dưới, có âu thuyền, phía trên bố trí cầu giao thông. Cụ thể, đập gồm 5 khoang, mỗi khoang rộng 30m, kết cấu bằng thép không gỉ, đóng mở bằng xilanh thủy lực. Âu thuyền được bố trí phía bờ hữu, hình chữ nhật, có chiều dài 67m. Cầu giao thông trên đập gồm 10 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, bề rộng 26m, tổng chiều dài của cầu là 400m, bao gồm phần đường dẫn hai đầu cầu...

Mô hình công trình đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang
Mô hình công trình đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang

Dự án có nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn trên sông Cái Nha Trang vào mùa khô, đảm bảo mặt cắt thoát lũ vào mùa mưa, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 500.000 dân của TP. Nha Trang, một phần huyện Diên Khánh, phục vụ họat động du lịch, đồng thời đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho 2.000ha đất nông nghiệp hai bên bờ sông và nước sản xuất cho Nhà máy Sợi Nha Trang...

Dự kiến từ quý IV/2018, dự án sẽ được triển khai công tác hội thảo khoa học, thiết kế thi công và đấu thầu./.

Anh Thi - Thượng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top