Hiện, 100% tàu cá đánh bắt xa bờ của tỉnh Khành Hoà đã thực hiện quy định ghi, nộp nhật ký khai thác thuỷ sản.
Được biết, 100% tàu cá xa bờ của Khánh Hòa, đã thực hiện quy định về ghi, nộp, nhật ký khai thác thủy sản.
Song, việc ghi chép nhật ký giấy còn một số khó khăn, bất cập. Để hỗ trợ ngư dân, Tổng cục Thủy sản sẽ triển khai thí điểm công nghệ truy xuất nguồn gốc, ghi nhật ký khai thác điện tử.
Ghi nhật ký khai thác là quy định bắt buộc đối với tàu đánh bắt xã bờ
Theo đó, thông tư 21 (năm 2018) Bộ Nông nghiệp - PTNT quy định, một sản phẩm thủy sản khai thác mang tính hợp pháp, phải đáp ứng điều kiện: ngư dân phải ghi, nộp, báo cáo nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá, chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; xác nhận nguyên liệu, nguồn gốc thủy sản khai thác…
Từ khi thông tư có hiệu lực, ngày 1-2019, ngành Thủy sản địa phương đã tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân chấp hành. Nhiều ngư dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhất là trong bối cảnh Ủy ban châu Âu rút “thẻ vàng” cảnh báo đối với thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam.
Theo ngư dân Trần Hữu Thành (Hòn Rớ, TP. Nha Trang), ghi nhật ký khai thác thủy sản là quy định bắt buộc. Ngoài ra, các doanh nghiệp thu mua cũng yêu cầu ngư dân có nhật ký khai thác, cho từng chuyến biển, để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc.
Ngoài thông tin chung về nghề đánh bắt chính, số tàu, công suất máy chính, thuyền viên, ngư cụ, ngư dân còn ghi rõ: nơi xuất bến, về bến; tọa độ tàu hoạt động; địa điểm thả lưới, thu lưới, thời gian thả lưới, tổng số mẻ lưới trong chuyến biển…
Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết, để triển khai Luật Thủy sản năm 2017, và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định…
Từ năm 2018 đến nay, Chi cục đã tổ chức 69 đợt tuyên truyền, đến 5.000 lượt chủ tàu, thuyền trưởng các văn bản, hướng dẫn liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản.
Một trong những nội dung được ngành chú trọng là, hướng dẫn ngư dân ghi, nộp nhật ký khai thác. Qua tuyên truyền và kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, nhận thức của ngư dân đã thay đổi, 768 tàu cá khai thác xa bờ đều chấp hành việc ghi, nộp nhật ký khai thác.
7 tháng năm 2019, các văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh, đã xác nhận cho 6.666 lượt tàu ra, vào cảng, với tổng sản lượng thủy sản hơn 14.180 tấn.
Kết quả kiểm tra của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp – PTNT, mới đây cũng đã chỉ ra, việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản là cơ sở đầu tiên và hết sức quan trọng, trong việc xác nhận nguồn gốc thủy sản, khai thác hợp pháp của ngư dân.
Đây cũng là nội dung quan trọng, được Ủy ban châu Âu rất quan tâm, trong việc đánh giá những nỗ lực của Việt Nam về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Qua kiểm tra, ngư dân Khánh Hòa chấp hành khá tốt việc ghi, nộp nhật ký khai thác. Song, vẫn còn một số điều cần lưu ý: phải ghi nhật ký chính xác theo biểu mẫu, đúng diễn biến trong chuyến biển.
Trước khi cập cảng, cần thông báo cho cơ quan quản lý trước 1 giờ; hoàn tất việc nộp nhật ký khai thác trong vòng 24 giờ, sau bốc dỡ hàng hóa qua cảng…
Tuy đã chấp hành việc ghi nhật ký khai thác, nhưng thực tế khai thác trên biển, nhiều tàu cá vẫn gặp khó khăn như: vẫn còn sai sót, chưa ghi đầy đủ các nội dung quy định.
Trên biển, các tàu cá phải tận dụng thời gian để buông lưới, khó có thể ghi chép cụ thể từng nội dung quy định trong nhật ký khai thác; việc bảo quản nhật ký bằng giấy cũng không tránh khỏi hư hỏng, mất mát…
Điều này, khiến việc kiểm soát nguồn gốc thủy sản gặp khó khăn, doanh nghiệp gặp trở ngại trong việc xác nhận lô hàng xuất khẩu.
Mới đây, Tổng cục Thủy sản, đã phối hợp với Cơ quan quản lý nghề cá Đông Nam Á, giới thiệu đến cộng đồng ngư dân Khánh Hòa, công nghệ truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử, ghi nhật ký khai thác điện tử.
Theo đó, để ghi nhật ký khai thác, một thiết bị điện tử sẽ được lắp đặt trên tàu cá, chỉ vài thao tác đơn giản để ngư dân nhập số liệu về chủng loại, trọng lượng, khu vực khai thác…; tất cả thông tin sẽ được chuyển về trạm bờ để lưu trữ xác nhận.
Theo ông Vũ Duyên Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), tới đây, Tổng cục sẽ triển khai thí điểm công nghệ truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử, tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Khánh Hòa.
Việc áp dụng công nghệ này, sẽ giúp ngư dân thuận lợi trong ghi nhật ký, cơ quan quản lý dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Hiện, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đã áp dụng nhật ký khai thác điện tử, và cho hiệu quả.
Ông Nguyễn Trọng Chánh, cho biết, trong khi chờ Tổng cục Thủy sản triển khai thí điểm công nghệ ghi nhật ký khai thác, truy xuất nguồn gốc điện tử, Chi cục Thủy sản sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan hữu quan, địa phương tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể đến ngư dân việc ghi, nộp nhật ký khai thác bằng giấy, đúng quy định Thông tư 21.
Nghệ An: Ngư dân trúng đậm mùa cá trỏng
Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Quỳnh Lập, Quỳnh phương, TX Hoàng Mai (Nghệ An) đã cập cảng cá sau chuyến biển, nhiều tàu 'trúng' đậm cá trỏng.
Ngoài cá trỏng, ngư dân Hoàng Mai cũng đánh bắt được nhiều cá trích. Ảnh: Thanh Yên
Tại cảng cá Quỳnh Lập, chủ tàu Lê Hậu Chuẩn, số hiệu NA97979TS, khối Đồng Tiến, cho biết, tàu ra khơi sau bão số 3, chuyến biển ngắn ngày với 12 thủy thủ.
Khai thác thu trên 20 tấn cá trỏng. Với giá bán tại bến 12.000 đồng/kg, trừ chi phí, tàu anh Chuẩn lãi hàng trăm triệu đồng, trả lương thuyền viên 6 triệu đồng/người.
Chủ tàu NA90324TS, Lê Bá Vượt trú khối Đồng Tâm (Quỳnh Lập) cũng phấn khởi cho biết, tàu anh mới ra khơi từ ngày 5/8, nay về cảng với gần 20 tấn cá trỏng, 5 tấn cá trích, cá thu…
Với giá bán tại bến: cá trỏng 12.000 đồng/kg, cá trích 10.000 đồng/kg… thu về gần 300 triệu đồng, anh cũng trả lương cho lao động 6 triệu đồng/người.
Theo số liệu Phòng Kinh tế, Thị xã Hoàng Mai, thị xã có gần 1.000 tàu đánh cá, sản lượng đánh bắt 6 tháng đầu năm 2019 đạt trên 25.000 tấn, thời gian qua nhiều tàu đi biển gặp khó, nhưng sau bão số 3 tàu cá ra khơi về lại đều "được cá".
Bình Thuận: Nguy hiểm rình rập trên 3.000 tàu cá đánh bắt xa bờ
Hiện, Bình Thuận có 7.088 chiếc tàu thuyền/1.051.479 CV, trong đó có 3.014 tàu cá đánh bắt xa bờ, đây cũng là đối tượng thường gặp nguy hiểm khi xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, gió mạnh trên biển.
Tàu cá đánh bắt xa bờ tại Bình Thuận.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) tỉnh, trong nửa đầu năm 2019, vùng biển Bình Thuận đã xảy ra hơn 40 vụ tai nạn trên biển, làm 34 người chết và mất tích, 8 tàu cá bị chìm, 2 tàu hư hỏng.
Trong đó, nhiều nhất là trường hợp tai nạn lao động trên biển, với 19 vụ (16 người chết, 3 người mất tích), và đuối nước là 10 vụ (10 người nước ngoài tử vong)…
Vì vậy, công tác tuyên truyền, truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai hàng năm, luôn được Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh quan tâm, đặt lên hàng đầu.
Cùng với Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải khu vực III (Vũng Tàu), đơn vị đã triển khai tập huấn, tuyên truyền cho 120 ngư dân là thuyền trưởng, chủ tàu tại La Gi và TP. Phan Thiết, về an toàn giao thông, tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Qua đó, góp phần giúp ngư dân trang bị kiến thức cần thiết, để hạn chế tai nạn, giảm thiểu thiệt hại trên biển, do thời tiết diễn biến phức tạp, trái với quy luật và khó dự báo.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.