Những người dân và các hộ kinh doanh tại khu vực biển Bãi Dài bức xúc vì một trại nuôi tôm thương phẩm thường xuyên xả thải ra khu vực bãi tắm.
Chất thải làm nước biển đổi màu đen
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một trang trại nuôi tôm thương phẩm nằm trong Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Khu du lịch Bãi Dài) có dấu hiệu xả nước thải thẳng ra biển tạo thành những vệt đen tại khu vực bãi tắm công cộng.
Người dân khu vực này bức xúc vì Khu du lịch Bãi Dài được quy hoạch là khu du lịch cao cấp với các resort và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp nhưng lại xuất hiện trang trại nuôi tôm ngay cạnh bờ biển. Người dân cho biết, trại nuôi tôm này đã có từ lâu, khoảng 7 đến 10 ngày họ xả nước thải một lần.
“Tuy không có mùi hôi thối nhưng nước thải làm nước biển đổi màu đen nhìn rất phản cảm. Nhiều du khách, nhất là khách quốc tế rất e ngại khi thấy nước biển chuyển màu” – Tân, một người kinh doanh dịch vụ thể thao không động cơ tại khu vực này cho biết.
Theo ghi nhận của phóng viên, trại nuôi tôm nói trên nằm trong dự án Khu nghỉ mát Hoàng Gia rộng khoảng 60ha do Công ty TNHH khu nghỉ dưỡng vịnh Cam Ranh làm chủ đầu tư.
Trại nuôi tôm có 4 hồ lớn rộng hàng ngàn mét vuông và nhiều hồ nhỏ. Tại thời điểm ghi nhận, trại hiện đang nuôi một hồ nhỏ và đang tiến hành ươm giống ở hai hồ khác.
Ông Nguyễn Văn Thiệu – một người nuôi tôm tại đây cho biết, đây là đìa tôm đã tồn tại 20 năm qua. Từ nhiều tháng nay, nhóm ông chỉ nuôi cầm chừng vì các đìa tôm đã thuộc đất thuộc dự án Hoàng Gia và chủ đất đã nhận đền bù.
“Nước từ hồ nuôi tôm có màu tối vì chúng tôi có lẫn tảo, những người trong nghề sẽ biết cần có tảo biển để làm tối màu nước giúp tôm sinh trưởng tốt. Chúng tôi có xả nước ra môi trường nhưng thường canh vào ban đêm để tránh ảnh hưởng du khách” – ông Thiệu cho hay.
Ông Thiệu cho biết, trại tôm này đã đầu tư hàng trăm triệu đồng, anh em cũng hạn chế việc xả nước trong hồ ra biển và cũng giảm mật độ nuôi tôm để tránh ảnh hưởng môi trường.
“Chúng tôi cố gắng thu hồi vốn được đồng nào hay đồng ấy, khi nào dự án Hoàng Gia khởi động chúng tôi sẽ trả lại mặt bằng. Việc này cũng đã có cam kết giữa chủ đất và nhà đầu tư” – ông Thiệu nói.
Liên quan đến vụ việc trên, ông Lê Xuân Thắng – Phó Chủ tịch UBND xã Cam Hải Đông và Ban quản lý Khu du lịch Bắc Bán đảo Cam Ranh đã tiến hành kiểm tra khu vực nuôi tôm. Tại thời điểm kiểm tra không ghi nhận việc xả thải.
Tuy nhiên, UBND xã Cam Hải Đồng đề nghị các hộ nuôi tôm không được xả thải chưa qua xử lý ra môi trường và chấm dứt hoạt động nuôi trồng khi hết mùa vụ. Bởi đây là đất đã nhận tiền bồi thường và giao mặt bằng để thực hiện dự án.
Trong khi đó, Ban Quản lý Khu du lịch Bắc Bán đảo Cam Ranh đề nghị hộ nuôi cắt ống xả thải, lấp rảnh thoát nước và tuyệt đối không được xả thải khi chưa qua xử lý ra môi trường.
Được biết, dự án Hoàng Gia trong dự án Khu nghỉ mát Hoàng Gia rộng khoảng 60ha do Công ty TNHH khu nghỉ dưỡng Vịnh Cam Ranh làm chủ đầu tư. Dự án, được Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 06/02/2015. Hiện dự án chưa tiến hành xây dựng, dự án triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm.
Giải bài toán môi trường trong nuôi tôm bằng công nghệ biogas 4.0
Thời gian qua, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao tại Trà Vinh. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện môi trường ao nuôi.
Để hạn chế thiệt hại, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh đã xây dựng và ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường.
Mục tiêu, nhằm ương ra con giống lớn, chất lượng, phục vụ cho nuôi thương phẩm, hạn chế dịch bệnh, nhằm phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.
Để tiến hành triển khai dự án dự án, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh đã tiến hành tập huấn cho nông dân về kỹ thuật nuôi, ghi chép nhật nhật ký, ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm thẻ thâm canh mật độ cao và nguyên lý hoạt động của hầm biogas trong bảo vệ môi trường.
Qua đó, dự án cho được 2 hộ nuôi: Nguyễn Hoàng Kim Đính thực hiện mô hình tại xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang (quy mô: 1ha) và Lê Văn Bền thực hiện mô hình tại xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải (quy mô: 1ha). Dự án đã lắp đặt 2 bộ giám sát môi trường, xây dựng 2 hầm biogas cho 2 hộ tham gia mô hình.
Qua triển khai, tôm nuôi trong mô hình đạt hiệu quả rất cao so với các hộ nuôi lân cận. Cùng mật độ thả nuôi nhưng tỷ lệ sống của tôm dự án là 94% cao hơn 24% so với hộ nuôi truyền thống. Kích cỡ tôm thu hoạch đạt 55 con/kg, năng suất đạt 34 tấn/ha, hệ số thức ăn chỉ 1.2.
Nói về hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng hệ thống cảnh báo môi trường tự động giúp quản lý tốt các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, từ đó giảm rủi ro, thiệt hại, giảm công chăm sóc và giám sát môi trường ao nuôi, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các hộ tham gia.
Qua đánh giá, năng suất của mô hình nuôi đạt 34 tấn/ha/vụ với giá thành sản phẩm khoảng 88.000 đồng/kg, giá bán 117,500 đồng/kg, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/ha/vụ, cao hơn so với nuôi truyền thống khoảng 670 triệu đồng, so với thuyết minh khoảng 324 triệu đồng.
Để tiến hành triển khai dự án dự án, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh đã tiến hành tập huấn cho nông dân về kỹ thuật nuôi, ghi chép nhật nhật ký, ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm thẻ thâm canh mật độ cao và nguyên lý hoạt động của hầm biogas trong bảo vệ môi trường.
Có thể nói, hiện nay, đầu tư mô hình nuôi tôm công nghiệp, nhất là siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao do quản lý tốt được dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng chưa đầu tư công nghệ xử lý nước thải cũng tạo ra bất cập, nhất là việc xả nước thải gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến những hộ nuôi khác.
Tại xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, địa phương có phong trào nuôi tôm công nghệ cao đang phát triển, ông Lâm Văn Quang, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Đối với quy trình xả nước thải của nuôi tôm công nghệ cao là người nuôi phải có ao (hồ) lắng nước thải rồi mới xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, không phải đều đạt hết, vẫn có trường hợp chưa đảm bảo.
Điều này gây xung đột với những người nuôi tôm quảng canh (thả lan). Đối với những trường hợp như vậy, UBND xã cũng có vận động nhắc nhở những hộ nuôi khắc phục và ký cam kết không được xả nước thải trực tiếp ra môi trường."
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh, thực hiện công tác bảo vệ môi trường, năm 2021, đơn vị này đã thực hiện 4 cuộc thanh tra trong nuôi tôm nước lợ thâm canh mật độ cao, 5 cơ sở nuôi cá lóc trên địa bàn các huyện: Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Tiểu Cần và thị xã Duyên Hải.
Để khắc phục bất cập này, nhiều hộ nuôi tôm công nghệ cao đã đầu tư hệ thống biogas xử lý chất thải xi-phông rất hiệu quả. Chúng tôi cũng ghi nhận hiệu quả của cách làm trên tại khu nuôi tôm thẻ chân trắng 20ha tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh của anh Lê Nguyễn Văn Khoa.
Tại khu nuôi này, các đây khoảng hai năm, anh đầu tư 14 hồ tròn, mỗi hồ có diện tích 1.200m2. Mỗi hồ anh đầu tư một bể biogas bằng vật liệu composite với thể tích 17m3. Chất thải xi phông, kể cả vỏ tôm, xác tôm chết từ hồ nuôi được đưa vào bình biogas. Qua xử lý, nước thải từ bể biogas chảy ra ngoài trong suốt, không có mùi hôi.
Anh Khoa nói: “Cái này đầu tư cũng nhẹ chi phí nhưng hiệu quả rất cao. Nước thải ra, có giấy kiểm nghiệm môi trường, đạt." Anh Khoa vừa nói vừa dẫn chúng tôi về ao lắng nước thải, cho thấy nước thải có màu xanh của tảo, có cá sinh sống, tương tự như màu nước sông.
Mới đây, UBND thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có Quyết định số 390/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu chung của Kế hoạch là xây dựng và phát triển ngành thủy sản thị xã Duyên Hải hiệu quả, bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cụ thể, đến năm 2025 giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng trưởng bình quân 5%/năm trở lên, giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 380 triệu đồng trên ha mặt nước, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 11.000ha trở lên. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất đạt 35.450 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 24.450 tấn, sản lượng khai thác thủy sản đạt 11.000 tấn.
Để đạt được mục tiêu trên, chiến lược đề ra các giải pháp là phát triển kết cấu hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực chế biến thủy sản...
Trong đó, chú trọng áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Đồng thời, để phát triển ngành thủy sản cũng cần tổ chức bảo tồn, khai thác nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích với phát triển các ngành kinh tế khác như du lịch, năng lượng, giao thông và phát triển đô thị, công nghiệp.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.