Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 7 năm 2019 | 8:53

Khánh thành giai đoạn I Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quí Đôn

Nhân kỷ niệm 293 năm ngày sinh Nhà bác học Lê Quý Đôn (2/8/1726 – 2/8/2019), tối 30/7, tại xã Độc Lập, Huyện ủy, UBND huyện Hưng Hà (Thái Bình) tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn I - Dự án Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn.

Tới dự Lễ khánh thành có các đồng chí: Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố; đại diện dòng họ Lê Quý cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.
db.jpg
Các đại biểu dự lễ khánh thành giai đoạn I – Dự án Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn. Ảnh: Báo Thái Bình
Nhà bác học Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2/8/1726 tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy cậu bé 14 tuổi đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ Giải nguyên. 27 tuổi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn.
 
Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê - Trịnh, như: Hàn lâm thừa chỉ sung Toản tu quốc sử quán (năm 1754), Hàn lâm viện thị giảng (năm 1757), Đốc đồng xứ Kinh Bắc (năm 1764), Thị thư kiêm Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1767), Tán lý quân vụ, Thị phó đô ngự sử (năm 1768), Công bộ hữu thị lang (năm 1769), Bồi tụng (Phó thủ tướng) (năm 1773), Lại bộ tả thị lang kiêm Tổng tài quốc sử quán (năm 1775), Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa (năm 1776), Hiệp trấn Nghệ An (năm 1783), Công bộ thượng thư (năm 1784)...
db1.jpg
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn. Ảnh: Báo Thái Bình
Nhà bác học Lê Quí Đôn có đầu óc thông tuệ đặc biệt cộng với vốn sống lịch lãm và một nghị lực làm việc phi thường. Ông đã để lại cho hậu thế các tri thức đương đại, nhiều công trình khoa học mà đến nay vẫn mang nhiều giá trị thực tiễn, được nhiều ngành khoa học kế thừa và phát huy. Tác phẩm của Nhà bác học Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc. Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn còn được lưu giữ như: Quần thư khảo biện, Vân đài loại ngữ, Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Phủ biên tạp lục,...
 
Với những đóng góp to lớn của ông, ngày 31/3/1986, Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn là Khu di tích lịch sử văn hoá.
cat-bang.jpg
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các đồng chí lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo huyện Hưng Hà, các nhà tài trợ  cắt băng khánh thành Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn. Ảnh: Báo Thái Bình

 

 
Tại buổi lễ, lãnh đạo UBND huyện Hưng Hà báo cáo công tác triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và qui mô của dự án Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn.
 
Theo đó, khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn được quy hoạch với tổng diện tích 19,7 ha được phân chia thành các khu chính như: Khu lưu niệm, khu di tích cổ và khu dịch vụ công cộng. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 7/2014 với tổng mức đầu tư là 58,8 tỷ đồng. Đến nay, các hạng mục công trình giai đoạn I của dự án đã hoàn thành.
 
 Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, huyện Hưng Hà cũng tiếp nhận nguồn công đức bằng hiện vật và kinh phí của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện, những người con quê hương Hưng Hà đang sinh sống và làm việc trên mọi miền Tổ quốc, cùng các nhà hảo tâm với số tiền hơn chục tỷ đồng.
 
 
 
Trường Sa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top