Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 11 năm 2017 | 9:17

Khi niềm tin bị xói mòn

Việc Công ty dược VN Pharma mua lô hàng 9.300 hộp thuốc Capita 500mg Caplet điều trị ung thư nhưng không được sử dụng làm thuốc chưa bệnh cho người, Tập đoàn Khaisilk bán hàng xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại gắn nhãn mác Việt Nam, công ty kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá gần 11 tỷ đồng bị chuyến sang cơ quan Công an điều tra làm rõ đã và đang làm mất dần niềm tin người tiêu dùng.

Tội ác mang tên VN Pharma

Người dân cả nước, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư đang phải vay mượn từng đồng từng ngày dành giật sự sống vô cùng bức xúc khi biết mình dùng phải thuốc trị ung thư giả.

Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma)

Sự việc bị vỡ lở vào năm 2013 - 2014, Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma) đặt ông Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C) mua lô hàng 9.300 hộp thuốc Capita 500mg Caplet điều trị ung thư của công ty dược tại Canada để cung cấp cho các bệnh viện ở Việt Nam.

Để có hồ sơ xin Cục quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép, Hùng chỉ đạo nhân viên thuê người viết hồ sơ giả. Tuy nhiên, sau khi nhập khẩu, lô hàng này được Bộ Y tế xác định là không rõ nguồn gốc, không đủ các điều kiện sử dụng cho người nên cấm lưu hành.

Ngoài ra, cựu Chủ tịch VN Pharma và dàn lãnh đạo cấp dưới còn bị cáo buộc thông qua Phạm Anh Kiệt (Tổng giám đốc công ty Dược Sapharco), sử dụng con dấu chữ ký của 2 công ty dược nước ngoài làm giả các hợp đồng mua bán thuốc để nhập nhiều loại thuốc khác. Để có tiền chi cho việc trúng đấu thầu bán thuốc vào bệnh viện, Hùng còn chỉ đạo kê khống giá thuốc nhập khẩu.

Ngày 19/9/2014, ông Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma) bị bắt để phục vụ điều tra và khám xét thu hồi các tài liệu tại văn phòng.

Tháng 4/2015, Bộ Y tế kết luận, lô thuốc này chứa 97% hoạt chất capecitabina, không được sử dụng làm thuốc chưa bệnh cho người. Ngoài ra, lô thuốc được dán tem từ Ấn Độ chuyển qua Singapore sau đó nhập khẩu về Việt Nam. Nhưng khi nhà chức trách xác minh mã vạch lại không có thông tin bất kỳ quốc gia nào, các giấy chứng nhận chất lượng đều là giả, cũng không có công ty nào đăng ký kinh doanh như hồ sơ VN Pharma nộp cho Cục quản lý dược.

TAND TP. HCM đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án buôn lậu, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma.

Tuy nhiên, dư luận và Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) đề nghị xử lý tội buôn bán hàng giả đối với Công ty VN Pharma. Nhiều ý kiến cho rằng VN Pharma buôn bán thuốc giả là "tội ác", phải xử đúng người, đúng tội.

Khi Khaisilk treo đầu dê bán thịt chó!

Việc Tập đoàn Khaisilk bán hàng xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại gắn nhãn mác Việt Nam chỉ bị vỡ lở khi anh Đặng Như Quỳnh đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng/chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là 38.640.000 đồng.

Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, anh phát hiện trong lô hàng có 1 chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Việt Nam”, vừa có mác “Made in China”. Kiểm tra toàn số còn lại nhiều khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn.

Việc Khaisilk treo đầu dê bán thịt chó đã và đang làm mất niền tin của người tiêu dùng Việt. (Ảnh: Dân trí)

Không lâu sau ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk, Chủ tịch Tập đoàn Khai Silk đã lên tiếng thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, với tỷ lệ hàng Trung Quốc/hàng Việt Nam là 50/50, và cho biết ông "cúi đầu xin lỗi" khách hàng.

Sau khi có thông tin việc Khaisilk mua sản phẩm Trung Quốc gắn mác “made in Viet Nam” nhiều luồng ý kiến tỏ ra bức xúc khi lâu nay không chỉ người Việt bị lừa mà cả du khách quốc tế đến Việt Nam cũng bị lừa mua phải khăn giả.

Trước sự dậy sóng của dư luận, của người tiêu dùng, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm.

Các cơ quan này cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 15/12/2017.

Chuyển cơ quan Công an điều tra vụ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường số 6 (Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội) vừa hoàn tất hồ sơ chuyển vụ việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 11 tỷ đồng của Công ty TNHH Thiên nhiên TS Việt Nam sang Cơ quan Công an để điều tra xác minh, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Theo đó, lô hàng của Công ty TNHH Thiên nhiên TS Việt Nam (Lô 18, Khu hành chính mới phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội) bị bắt giữ không có hóa đơn chứng từ, trên sản phẩm không có địa chỉ nhà cung cấp, chỉ có số điện thoại nhưng Công ty TNHH Thiên nhiên TS Việt Nam không liên hệ và tìm thấy nhà sản xuất.

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã chuyển hồ sơ vụ việc hàng hóa mỹ phẩm trị giá gần 11 tỷ đồng của quý bà Nguyễn Thu Trang sang cơ quan công an

Đặc biệt, nhãn mác của sản phẩm bị thu giữ có kiểu dáng giống với những sản phẩm đã từng được Công ty Thiên nhiên TS Việt Nam quảng bá rầm rộ trên trang website của công ty. Mỗi sản phẩm có giá bán đến cả triệu đồng. Thời gian qua, đã có rất nhiều người đã chọn mua sản phẩm này.

Được biết, các sản phẩm mỹ phẩm của công ty này được các nhân vật nổi tiếng trong giới ca sĩ, người mẫu đang làm đại sứ thương hiệu.

Nhận thấy vụ việc có tính chất phức tạp, số hàng hóa bị bắt giữ lớn, nên đơn vị quyết định chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan Công an để tiếp tục điều tra làm rõ.

Qua 3 vụ việc nói trên cho thấy, hiện nay người tiêu dùng đang sống trong sự lo âu, mất niềm tin với nhiều mặt hàng mình đang sử dụng. Từ những mặt hàng là thức ăn, nước uống hàng ngày, đến những mặt hàng xa xỉ với giá bán cả triệu đồng như: mỹ phẩm, khăn lụa. Đặc biệt, đến thuốc điều trị cho người sắp chết cũng bị làm giả.

Trong cuộc chiến chống hàng giả hàng nhái, hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nếu Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan không cương quyết xử lý nghiêm sẽ gây hoang mang, mất lòng tin với người tiêu dùng, khi đó hàng Việt Nam sẽ thua trên chính sân nhà, ngân sách thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Hoàng Văn (t/h)

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top