Những ngày qua, hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc đã phải hứng chịu các trận mưa lớn, gây sạt trượt lớn và lũ ống lũ quét trên diện rộng… Cuộc sống của cả ngàn hộ dân đang hết sức khốn khổ, thiệt hại nặng nề về kinh tế và có nguy cơ đói kéo dài sau lũ.
Liên tiếp trong những ngày qua, hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, từ Lai Châu đến Hà Giang, đã phải hứng chịu các trận mưa lớn, gây sạt trượt lớn và lũ ống lũ quét trên diện rộng… Cuộc sống của cả ngàn hộ dân đang hết sức khốn khổ, thiệt hại nặng nề về kinh tế và có nguy cơ đói kéo dài sau lũ.
Không để nhân dân bị đói khát
Trực tiếp chỉ đạo tại vùng tâm lũ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các lực lượng tỉnh Lai Châu phải khẩn trương khắc phục hậu quả, bám sát thực hiện Công điện của Thủ tướng về phòng, chống thiên tai; tiếp tục ngay việc di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm, giúp đỡ dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là, kiên quyết không để nhân dân bị đói khát do thiên tai với lượng nhu yếu phẩm cần thiết nhất.
Phó thủ tướng cũng lưu ý các lực lượng cứu nạn phải nắm bắt điều kiện thời tiết và tình huống cứu hộ để đảm bảo an toàn cho chính lực lượng này. Việc khôi phục hệ thống giao thông, điện, trường, trạm, Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh Lai Châu và các bộ, ngành tập trung phối hợp vào cuộc ngay, nhanh chóng hỗ trợ dân việc đi lại, khám - chữa bệnh, phục hồi sản xuất để ổn định cuộc sống.
Cuộc sống của hàng trăm hộ dân thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám (Quản Bạ - Hà Giang) bị đảo lộn sau một trận lũ vừa càn quét qua. Nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân nơi đây chưa vơi khi phải tiễn đưa người thân và chứng kiến những nếp nhà chỉ còn lại những đống gỗ ngổn ngang, những vạt nương chưa kịp thu hoạch nay không còn gì.
Sau những tổn thất về người và của, năm sau thường nghiêm trọng hơn năm trước như chúng ta đang thấy, rất cần có một giải pháp tổng thể cho toàn vùng, chứ không chỉ từng tỉnh. Bởi trong chuyện lũ quét này, việc ứng phó chỉ diễn ra ở mỗi tỉnh riêng lẻ sẽ giống như trước, khi mà mỗi tỉnh mỗi dự án riêng, không chia sẻ thông tin với nhau khiến cho việc phòng chống lũ quét và trượt lở không đạt hiệu quả cao.
Anh Giàng Mí Chá cùng con gái xúc động khi nhận được món quà ý nghĩa từ NHCSXH.
Có lẽ, Chính phủ nên tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” giống như “Hội nghị Diên Hồng” bàn những quyết sách cho Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua. Hội nghị này quy tụ tất cả nhà quản lý liên quan đến lĩnh vực phòng chống thiên tai lũ lụt của từng tỉnh trong vùng núi phía Bắc kết hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học về quản lý rủi ro thiên tai cùng xem xét đưa ra những quyết sách để giải quyết vấn đề lũ lụt. Từ đó kêu gọi các tổ chức nước ngoài đầu tư vào hệ thống dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét và trượt lở đất bởi chi phí đầu tư rất lớn.
Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ
Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đến 7 giờ ngày 28/6, mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Băc đã làm 33 người chết và mất tích; trong đó, 23 người chết (Hà Giang: 5 người chết do sập nhà, lũ cuốn trôi; Lai Châu: 16 người chết do sạt lở đất, lũ cuốn trôi và sạt lở đất đá, nhà sập; Quảng Ninh: 1 người bị lũ cuốn trôi; Lào Cai: 1 người bị lũ cuốn trôi); 10 người mất tích do lũ cuốn trôi (Lai Châu 9 người và Điện Biên 1 người). Về nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản, có 799,41ha lúa, 16,42ha mạ và 719,05ha hoa màu bị thiệt hại; 738 con gia súc, 13.855 con gia cầm bị chết và 599,28 ha ao nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Về giao thông, có 2 triệu mét khối đất đá đường bị sạt trượt. Tổng thiệt hại về tài sản tại các tỉnh miền núi phía Bắc đến thời điểm này ước khoảng 500 tỷ đồng. |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Hiện nay, các cơ quan liên tục cảnh báo cho nhân dân về tình hình thời tiết còn diễn biến bất thường, trời vẫn tiếp tục mưa trong khi đất đá đã ngấm nước, có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Các đơn vị cần nỗ lực tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.
Trong điều kiện mưa kéo dài, huyện Than Uyên (Lai Châu) đang tiếp tục rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở cao để di dời dân. “Trước mắt, chúng tôi di dời tài sản và người ra khỏi vùng sạt lở đó. Chúng tôi cũng tiến hành rà soát ngay diện tích đất dôi dư của xã để bố trí cho người dân ở an toàn lâu dài. Thời gian tới, chúng tôi vẫn tập trung lực lượng hỗ trợ cho xã Phúc Than và xã Mường Mít để hỗ trợ bà con dọn dẹp về môi trường và hỗ trợ di dời nhà cửa”, ông Vương Thế Mẫn, Phó chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết.
Trong khi đó, lực lượng Công an tỉnh Lai Châu đã có mặt tại tất cả các địa bàn xảy ra mưa lũ để cứu hộ, cứu nạn, giúp bà con vùng lũ sớm ổn định cuộc sống.
Theo thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc, việc khắc phục lưới điện trung áp, hạ áp ở các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ của các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang vẫn hết sức khó khăn do nhiều tuyến giao thông bị sạt lở, ngập nước. Nhiều khu vực sau lũ có nền đất yếu, lầy lội nên chưa thể vận chuyển các thiết bị, vật tư vào hiện trường để xử lý.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết, đã chuẩn bị nhân lực, phương tiện vật tư sẵn sàng xử lý để đến ngày 30/6 sẽ cấp điện trở lại.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Giao thông Vận tải, đến sáng ngày 27/6, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Lai Châu, Hà Giang, đã được khắc phục tạm thời để thông xe; riêng Quốc lộ 4H tại cầu Hua Bum (tỉnh Lai Châu) bị đứt đường dẫn đầu cầu, đang khẩn trương khắc phục.
Còn trường hợp 13 thí sinh không thể dự thi do mưa lũ cũng được tính phương án đặc cách xét tốt nghiệp.
Phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường kêu gọi cán bộ, công chức, người lao động toàn ngành ủng hộ tối thiểu một ngày lương để chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ, góp phần khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quyết định trích quỹ công đoàn hỗ trợ người dân ở Lai Châu, nơi bị thiệt hại nặng nhất. Theo đó, hỗ trợ 5 triệu đồng đối với những gia đình có người chết, hỗ trợ 3 triệu đồng với gia đình có người bị thương. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cũng đã kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn và ủng hộ cho tỉnh Hà Giang, Lai Châu, mỗi tỉnh 300 triệu đồng để thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn và trao quà cho các gia đình bị thiệt hại nặng nề do lũ gây ra tại 2 tỉnh nói trên. Đối với các gia đình bị thiệt hại 100% về nhà cửa và tài sản, NHCSXH hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ gia đình, đối với những hộ bị thiệt hại 50% nhà cửa và tài sản, NHCSXH hỗ trợ 1 triệu đồng. |
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.